Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011
Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011
THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG ĐÃ HÀNH XỬ HỢP LÝ KHI KÝ CÔNG HÀM 1958
Luật gia Trần Đình Thu
Thời gian qua, có nhiều giải thích khác nhau chung quanh Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi Quốc vụ viện Trung Quốc liên quan đến lãnh hải Trung Quốc vào năm 1958, khiến nhiều người hiểu không đúng bản chất vấn đề. Qua nghiên cứu tài liệu, bước đầu chúng tôi xin có một số ý kiến giải thích sau đây:
1. Tuyên bố 1958 của Trung Quốc vi phạm Luật quốc tế:
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Ban thường trực quốc hội Trung Quốc thông qua tuyên bố về lãnh hải Trung Quốc. Tuyên bố có 4 vấn đề nhưng có 1 vấn đề tối quan trọng là định nghĩa về “đường cơ sở” (còn gọi là đường căn bản) như sau:
“Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi”.
Từ định nghĩa về đường cơ sở này, phía nước bạn Trung Quốc đã xác định tiếp ranh giới nội thủy và lãnh hải của họ một cách sai lầm trong bản tuyên bố như sau:
“Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.”.
Tuyên bố của nước bạn sai lầm và vi phạm Luật quốc tế ở chỗ nào?
Trước hết xin nói qua về đường cơ sở. Khi ta đọc định nghĩa trong văn bản, do văn bản pháp luật đòi hỏi sự diễn đạt súc tích cô đọng nên thành ra khó hiểu với một số người, nên xin “diễn nôm” ra cho dễ hiểu. Theo đó, thì đường cơ sở chính là một cái “ranh đất liền”. Tương tự như khi làm nhà thì ta xác định ranh đất của ta tới đâu để xây nhà khỏi phạm lộ giới vậy.
Lẽ ra “ranh đất liền” của một nước là phải lấy đường bờ biển của nước ấy. Nhưng đường này trên thực tế đôi lúc quá quanh co khúc khuỷu, dẫn tới việc xác định bề rộng lãnh hải phức tạp, nên các nhà lập pháp quốc tế phải đưa ra một khái niệm gọn gàng, dễ xác định hơn, là đường cơ sở. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, thì đường cơ sở là một đường gần gũi với đường bờ biển. Người ta xác định đường này để từ đây đo ra ngoài khơi nhằm xác định lãnh hải của nước mình.
Nhưng với Trung Quốc, “ranh đất liền” mà họ xác định vào năm 1958 ấy hoàn toàn không gần gũi với đường bờ biển của họ chút nào, mà họ kéo tuốt nó ra ngoài khơi, quàng vào các đảo xa xôi, trong đó có những đảo họ mới “giành lấy” chủ quyền ngay trong bản tuyên bố này. Như vậy vấn đề căn bản đầu tiên là xác định “ranh đất liền”, họ đã quá sai. Xác định tiền đề sai, dẫn theo hàng loạt cái sai khác. Rõ ràng đường cơ sở của nước bạn Trung Quốc là một khái niệm không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 mà chính họ đã phê chuẩn. Có thể nói đây là một đường cơ sở “không giống ai”. Lẽ ra sau khi tham gia Công ước 1982, họ phải điều chỉnh lại đường này mới đúng nhưng họ đã không làm thế.
2. Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 là đúng vai trò:
Một số người thắc mắc vì sao Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại có thể tự mình ký công hàm 1958 mà không được sự ủy nhiệm của chủ tịch nước đương nhiệm khi ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc được sự ủy nhiệm của Quốc hội. Từ đó họ cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký sai vai trò.
Chúng ta cần biết, thủ tướng, trong vai trò người đứng đầu chính phủ, hoàn toàn đủ tư cách ký công hàm nêu rõ quan điểm của chính phủ mình đối với một vấn đề quốc tế mà không cần bất kỳ sự ủy nhiệm nào (một số chức danh có thể ký những điều ước quốc tế liên quan mà không cần ủy nhiệm thư như nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, trưởng phái đoàn tại hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế … ).
3. Công hàm 1958 không có giá trị “thỏa thuận lãnh thổ biên giới”.
Quan điểm cho rằng công hàm 1958 mặc nhiên thỏa thuận về một số vùng đảo và biển thuộc Trung Quốc như tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là sai lầm. Theo Luật quốc tế, giá trị của công hàm chỉ là nêu quan điểm của chính phủ một nước về một vấn đề quốc tế, nói nôm na giống như là một tiếng vỗ tay đồng thuần hay một lời la ó phản đối. Chỉ khi nào Việt Nam ký hiệp định với Trung Quốc trong đó nêu rõ những vùng biển và đảo nào đó thuộc Trung Quốc thì khi đó mới có giá trị thực thi.
Chúng tôi lấy ví dụ, với Tuyên bố 1958 của Trung Quốc, Thủ tướng Canada hoặc Thủ tướng Ý chẳng hạn, nếu muốn thì họ cũng có thể ra công hàm ủng hộ Trung Quốc như công hàm 1958 của chúng ta, mặc đầu họ không có chung biên giới với Trung Quốc. Có nghĩa là, công hàm không có giá trị thỏa thuận.
4. Sự khéo léo của Công hàm 1958:
Vào thời kỳ 1958, bề rộng lãnh hải của các nước tiếp giáp biển chưa thống nhất. Trước đó đa phần đều lấy bề rộng 3 hải lý tính từ đất liền. Cho đến năm 1958, một số nước đã tăng bề rộng lãnh hải lên 12 hải lý. Và Trung Quốc cũng tăng lên như thế trong Tuyên bố 1958. Điều này chẳng có gì đáng nói nếu như họ xác định đường cơ sở đúng như thông lệ quốc tế khi đó.
Vào năm 1958, trong bối cảnh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang quan hệ với Trung Quốc, việc ra công hàm ủng hộ Tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là không thể không làm. Khổ nỗi tuyên bố của nước bạn quá ngạo ngược về cái “ranh đất không giống ai” đó. Như vậy thì công hàm phải viết thế nào đây?
Nghiên cứu Tuyên bố 1958 của Trung Quốc chúng tôi thấy, tuyên bố đề cập đến 4 vấn đề như sau:
Bề rộng lãnh hải là 12 hải lý tính từ đường cơ sở (đường căn bản).
Kéo đường căn bản quàng lên các đảo thuộc và chưa thuộc chủ quyền của Trung Quốc tít ngoài khơi.
Xác lập chủ quyền lãnh hải và không phận của Trung Quốc nêu trong Tuyên bố 1958.
Nêu vấn đề Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác.
Tuy nhiên, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khéo léo công nhận chỉ 1 vấn đề là bề rộng lãnh hải 12 hải lý mà thôi. Công hàm viết: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.
Công nhận hải phận 12 hải lý là phù hợp thông lệ quốc tế khi đó và phù hợp Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 về sau. Nhưng cũng chỉ là vấn đề hải phận 12 hải lý. Công hàm không hề nhắc đến 3 vấn đề còn lại. Chúng ta lưu ý, vấn đề thuộc luật pháp cần được hiểu, cái gì được nói ra thì chỉ là cái đó. Nếu như công hàm 1958 viết rõ: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ toàn bộ nội dung của Tuyên bố…” thì mới bao hàm cả 4 vấn đề.
Từ đó chúng tôi kết luận: Công hàm 1958 không thể là nguyên nhân dẫn đến các rắc rối về sau liên quan đến chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và nước bạn Trung Quốc. Việc nước bạn Trung Quốc có những tuyên bố thiếu phù hợp gần đây là do sự chủ động của họ.
TP.HCM ngày 11/12/2011
Thời gian qua, có nhiều giải thích khác nhau chung quanh Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi Quốc vụ viện Trung Quốc liên quan đến lãnh hải Trung Quốc vào năm 1958, khiến nhiều người hiểu không đúng bản chất vấn đề. Qua nghiên cứu tài liệu, bước đầu chúng tôi xin có một số ý kiến giải thích sau đây:
1. Tuyên bố 1958 của Trung Quốc vi phạm Luật quốc tế:
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Ban thường trực quốc hội Trung Quốc thông qua tuyên bố về lãnh hải Trung Quốc. Tuyên bố có 4 vấn đề nhưng có 1 vấn đề tối quan trọng là định nghĩa về “đường cơ sở” (còn gọi là đường căn bản) như sau:
“Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi”.
Từ định nghĩa về đường cơ sở này, phía nước bạn Trung Quốc đã xác định tiếp ranh giới nội thủy và lãnh hải của họ một cách sai lầm trong bản tuyên bố như sau:
“Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.”.
Tuyên bố của nước bạn sai lầm và vi phạm Luật quốc tế ở chỗ nào?
Trước hết xin nói qua về đường cơ sở. Khi ta đọc định nghĩa trong văn bản, do văn bản pháp luật đòi hỏi sự diễn đạt súc tích cô đọng nên thành ra khó hiểu với một số người, nên xin “diễn nôm” ra cho dễ hiểu. Theo đó, thì đường cơ sở chính là một cái “ranh đất liền”. Tương tự như khi làm nhà thì ta xác định ranh đất của ta tới đâu để xây nhà khỏi phạm lộ giới vậy.
Lẽ ra “ranh đất liền” của một nước là phải lấy đường bờ biển của nước ấy. Nhưng đường này trên thực tế đôi lúc quá quanh co khúc khuỷu, dẫn tới việc xác định bề rộng lãnh hải phức tạp, nên các nhà lập pháp quốc tế phải đưa ra một khái niệm gọn gàng, dễ xác định hơn, là đường cơ sở. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, thì đường cơ sở là một đường gần gũi với đường bờ biển. Người ta xác định đường này để từ đây đo ra ngoài khơi nhằm xác định lãnh hải của nước mình.
Nhưng với Trung Quốc, “ranh đất liền” mà họ xác định vào năm 1958 ấy hoàn toàn không gần gũi với đường bờ biển của họ chút nào, mà họ kéo tuốt nó ra ngoài khơi, quàng vào các đảo xa xôi, trong đó có những đảo họ mới “giành lấy” chủ quyền ngay trong bản tuyên bố này. Như vậy vấn đề căn bản đầu tiên là xác định “ranh đất liền”, họ đã quá sai. Xác định tiền đề sai, dẫn theo hàng loạt cái sai khác. Rõ ràng đường cơ sở của nước bạn Trung Quốc là một khái niệm không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 mà chính họ đã phê chuẩn. Có thể nói đây là một đường cơ sở “không giống ai”. Lẽ ra sau khi tham gia Công ước 1982, họ phải điều chỉnh lại đường này mới đúng nhưng họ đã không làm thế.
2. Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 là đúng vai trò:
Một số người thắc mắc vì sao Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại có thể tự mình ký công hàm 1958 mà không được sự ủy nhiệm của chủ tịch nước đương nhiệm khi ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc được sự ủy nhiệm của Quốc hội. Từ đó họ cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký sai vai trò.
Chúng ta cần biết, thủ tướng, trong vai trò người đứng đầu chính phủ, hoàn toàn đủ tư cách ký công hàm nêu rõ quan điểm của chính phủ mình đối với một vấn đề quốc tế mà không cần bất kỳ sự ủy nhiệm nào (một số chức danh có thể ký những điều ước quốc tế liên quan mà không cần ủy nhiệm thư như nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, trưởng phái đoàn tại hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế … ).
3. Công hàm 1958 không có giá trị “thỏa thuận lãnh thổ biên giới”.
Quan điểm cho rằng công hàm 1958 mặc nhiên thỏa thuận về một số vùng đảo và biển thuộc Trung Quốc như tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là sai lầm. Theo Luật quốc tế, giá trị của công hàm chỉ là nêu quan điểm của chính phủ một nước về một vấn đề quốc tế, nói nôm na giống như là một tiếng vỗ tay đồng thuần hay một lời la ó phản đối. Chỉ khi nào Việt Nam ký hiệp định với Trung Quốc trong đó nêu rõ những vùng biển và đảo nào đó thuộc Trung Quốc thì khi đó mới có giá trị thực thi.
Chúng tôi lấy ví dụ, với Tuyên bố 1958 của Trung Quốc, Thủ tướng Canada hoặc Thủ tướng Ý chẳng hạn, nếu muốn thì họ cũng có thể ra công hàm ủng hộ Trung Quốc như công hàm 1958 của chúng ta, mặc đầu họ không có chung biên giới với Trung Quốc. Có nghĩa là, công hàm không có giá trị thỏa thuận.
4. Sự khéo léo của Công hàm 1958:
Vào thời kỳ 1958, bề rộng lãnh hải của các nước tiếp giáp biển chưa thống nhất. Trước đó đa phần đều lấy bề rộng 3 hải lý tính từ đất liền. Cho đến năm 1958, một số nước đã tăng bề rộng lãnh hải lên 12 hải lý. Và Trung Quốc cũng tăng lên như thế trong Tuyên bố 1958. Điều này chẳng có gì đáng nói nếu như họ xác định đường cơ sở đúng như thông lệ quốc tế khi đó.
Vào năm 1958, trong bối cảnh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang quan hệ với Trung Quốc, việc ra công hàm ủng hộ Tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là không thể không làm. Khổ nỗi tuyên bố của nước bạn quá ngạo ngược về cái “ranh đất không giống ai” đó. Như vậy thì công hàm phải viết thế nào đây?
Nghiên cứu Tuyên bố 1958 của Trung Quốc chúng tôi thấy, tuyên bố đề cập đến 4 vấn đề như sau:
Bề rộng lãnh hải là 12 hải lý tính từ đường cơ sở (đường căn bản).
Kéo đường căn bản quàng lên các đảo thuộc và chưa thuộc chủ quyền của Trung Quốc tít ngoài khơi.
Xác lập chủ quyền lãnh hải và không phận của Trung Quốc nêu trong Tuyên bố 1958.
Nêu vấn đề Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác.
Tuy nhiên, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khéo léo công nhận chỉ 1 vấn đề là bề rộng lãnh hải 12 hải lý mà thôi. Công hàm viết: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.
Công nhận hải phận 12 hải lý là phù hợp thông lệ quốc tế khi đó và phù hợp Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 về sau. Nhưng cũng chỉ là vấn đề hải phận 12 hải lý. Công hàm không hề nhắc đến 3 vấn đề còn lại. Chúng ta lưu ý, vấn đề thuộc luật pháp cần được hiểu, cái gì được nói ra thì chỉ là cái đó. Nếu như công hàm 1958 viết rõ: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ toàn bộ nội dung của Tuyên bố…” thì mới bao hàm cả 4 vấn đề.
Từ đó chúng tôi kết luận: Công hàm 1958 không thể là nguyên nhân dẫn đến các rắc rối về sau liên quan đến chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và nước bạn Trung Quốc. Việc nước bạn Trung Quốc có những tuyên bố thiếu phù hợp gần đây là do sự chủ động của họ.
TP.HCM ngày 11/12/2011
Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011
Di sản chèo Tàu đối mặt nguy cơ thất truyền
(Dân Việt) - Chèo Tàu Tân Hội (Đan Phượng, Hà Nội)- một trong 25 địa chỉ văn hoá dân gian tiêu biểu của toàn quốc đang đối mặt với nguy cơ thất truyền.
Thuở vàng son…
Các
cụ trong làng kể lại rằng, chèo Tàu ở Tân Hội trước kia vốn được xem là
một nghi lễ nhằm tưởng nhớ viên tướng tài ba thời hậu Trần là Văn Dĩ
Thành - người đã có công đánh đuổi quân Minh xâm lược, quyết tử để bảo
vệ quê hương và hiện được tôn là Thành hoàng làng của Tân Hội.
Câu lạc bộ Hát chèo Tàu Tân Hội.
|
Chèo
Tàu còn có tên gọi khác là hát tàu tượng, sở dĩ vậy vì để biểu diễn,
phải đóng những con voi và thuyền lớn bằng gỗ, người tham gia diễn xướng
được phân vào các “vai” chúa tàu, cái tàu (người chỉ huy tàu), con tàu,
quản tượng... đứng trên thuyền, trên voi để hát theo những làn điệu cổ.
Ngoài
số lượng chúa tàu, cái tàu, con tàu và quản tượng, 4 thôn còn chọn lựa
50 cô gái xinh đẹp và 200 “hàng đô” (nam thanh niên) để cầm cờ, cầm
lọng, đánh trống, khiêng kiệu.
Ông Đông Sinh
Nhật - Phó Chủ nhiệm CLB Hát chèo Tàu Tân Hội cho biết: “Hầu hết những
người tham gia phục vụ Lễ hội chèo Tàu phải là những nam thanh nữ tú.
Con trai thì cường tráng khôi ngô, con gái thì phải có thanh, sắc và
những tiêu chuẩn nhất định về phẩm chất...”.
Sau
nhiều năm thất truyền, năm 1998, với sự quan tâm của Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam và Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây (cũ), chèo Tàu chính thức
được tái hiện lại nhờ tâm huyết của nhiều đào hát và CLB Hát chèo Tàu
Tân Hội.
Việc truyền dạy những làn điệu của
hát chèo Tàu chủ yếu bằng hình thức “truyền khẩu” qua trí nhớ của các
nghệ nhân, các cụ cao tuổi trong làng. Để những ca từ mượt của chèo Tàu
đã vượt qua thử thách của thời gian tiếp tục toả sáng, giúp thế hệ học
sinh hôm nay hiểu hơn về thế hệ cha ông trong những ngày tháng hào hùng
nhất của dân tộc, trước hết phải kể đến công lao của 2 nghệ nhân đầy tâm
huyết là bà Nguyễn Thị Thu và ông Đông Sinh Nhật - Chủ nhiệm CLB Hát
chèo Tàu Tân Hội.
Nỗ lực cứu di sản
Khi
nhắc đến thăng trầm lịch sử của chèo Tàu, ông Đông Sinh Nhật than thở:
“Hồi trước, trong làng có cụ Tiến Thị Lục, cụ Mạch và cụ Nhung là những
cây đa, cây đề nức tiếng về hát chèo Tàu hay, đồng thời thuộc nhiều làn
điệu chèo Tàu cổ.
Các cụ biết chúng tôi có
mong muốn phục dựng lại chèo Tàu thì vui lắm, sẵn sàng đem hết công sức
để gây dựng lại nét văn hóa truyền thống quê hương. Thế nhưng sau khi
được phục dựng lại một lần vào năm 1998, đến giờ ước mong được tổ chức
một hội theo đúng nghi thức cũng đang gặp nhiều khó khăn”.
Hiện
nay, CLB Hát chèo Tàu Tân Hội có 50 người tuổi từ 18 - 20, mỗi khi có
hội hát, chương trình giao lưu là CLB lại họp mặt các thành viên đông
đủ. Một điều đáng mừng là dạy hát chèo Tàu hiện được đưa vào chương
trình học của các em học sinh xã Tân Hội.
Ông Đông trăn trở: “Hiện tại, để tổ chức một lễ hội chèo Tàu theo đúng nghĩa thì khó lắm. Vì trong lễ hội chèo Tàu độc đáonhất là thuyền và voi, nhưng giờ đây đôi voi và chiếc thuyền cũng không
còn nguyên vẹn, dần xuống cấp. Thế nên ý định thực hiện một nghi thức
hội hát chèo Tàu vẫn là ước ao của chúng tôi.
GS
- TSKH Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam khẳng
định: “Chèo Tàu, giờ đây không chỉ là của riêng Tân Hội. Việc gìn giữ và
bảo tồn chèo Tàu không thể là công việc của một người và có thể tiến
trong ngày một ngày hai, nó phải là sự chung tay góp sức của cả cộng
đồng.
Hãy “gửi” chèo Tàu vào trong nhân dân,
để nhân dân giữ cho, khi nào cần thi đem ra trưng bày mới tốt. Vì chèo
Tàu gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân, phản ánh ước
nguyện sống của nhân dân thì nên để họ được hưởng thụ”.
Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011
Những khoảnh khắc 'rất Việt Nam'
Những
khoảnh khắc nhắc nhở thế hệ sau về một thời gian khó nhưng đầy thương
yêu và cũng nhiều nhiệt huyết của dân tộc. Những khoảnh khắc này càng
trở nên đặc biệt hơn khi được ghi lại bởi các nhiếp ảnh quốc tế.
Trong kho tàng ảnh của trang Corbisimages.com có vô vàn bức ảnh miền Bắc Việt Nam giai đoạn xây dựng và phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Mặc dù đây là thời kỳ vô cùng gian khó nhưng nhìn vào
từng gương mặt của mỗi con người Việt Nam lúc này, niềm lạc quan và vui
tươi vẫn luôn tràn đầy.
Dưới đây là một số hình ảnh được ghi lại tại miền Bắc Việt Nam năm 1973:
Cả nước tham gia lao động sản xuất...
|
||||||||||||||||||||||||||
Từ thành phố đến nông thôn rộn ràng làm việc. | ||||||||||||||||||||||||||
Trên những cánh đồng quê xanh dần vào vụ cấy. | ||||||||||||||||||||||||||
Cùng nhau cày trên những thửa ruộng chung. | ||||||||||||||||||||||||||
Thôn nữ mỉm cười khi tát nước. | ||||||||||||||||||||||||||
Trẻ chăn châu giúp bố mẹ lấy công điểm. | ||||||||||||||||||||||||||
Một buổi làm đồng về. | ||||||||||||||||||||||||||
Hà Nội những ngày giáp Tết, dù cuộc sống còn khó khăn vẫn ngập tràn sắc đào. | ||||||||||||||||||||||||||
Cô nuôi dạy trẻ và những e bé mầm non... (baodatviet) |
Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011
GS Phó thủ tướng Trần Phương nói chuyện tâm linh
Phát biểu mời các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu phát biểu ý kiến...
Thưa các bác, các anh chị và các bạn. Tôi hôm
nay phát biểu với tư
cách mà theo như anh Hàn Thụy Vũ
là nhân chứng bởi vì tôi không phải là một nhà khoa học liên quan tới ngành cận tâm lý. Tôi chỉ là một nhà kinh tế, hiện tôi đang là chủ tịch hội khoa học kinh tế. Tôi phát biểu với tư cách nhân cách là bởi
vì tôi là người chịu ơn
các nhà ngoại
cảm vì
không những giúp
tôi tìm được cô em gái của tôi, người vừa được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang mà còn nhiều người nữa. Cho nên là buổi tổng kết nào của bộ môn cận tâm lý tôi cũng đến, đến không phải đóng góp được gì mà đến chỉ để biểu thị sự ủng hộ của chúng tôi đối với các nhà ngoại cảm và bộ môn cận tâm lý bởi vì các đồng chí đã làm một công việc phải nói là vô cùng thiêng liêng đối với người Việt nam thậm chí là vô cùng vĩ đại bởi vì ai cũng biết rằng dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh có biết bao nhiêu là liệt sĩ bởi vì người ta nói rằng hiện có 300.000 liệt sĩ mà chưa tìm được hài cốt. Tôi nghĩ đó là còn ít. Và người Việt nam chúng ta biết rằng người thân chúng ta đã chết thì không có cách gì lấy lại được nhưng nếu
không tìm được hài cốt thì đó là một điều day dứt suốt đời.
Tôi và
những người trong gia đình tôi đã sống trong tâm trạng đó cho nên khi tìm được hài cốt của người thân thì chúng tôi coi như được giải tỏa nỗi ân hận lớn lao đó. Cho nên tôi cho rằng các đồng chí giúp tìm mộ liệt sĩ cho các gia đình thì tôi
cho rằng đó là
một việc vô cùng thiêng liêng và có ảnh hưởng to lớn đến tinh thần của nhân dân ta, dân tộc ta. Và có một điều rất lạ nữa là không chỉ người sống muốn tìm thấy hài cốt của người thân mình mà qua kinh nghiệm của tôi tôi thấy làm ngạc nhiên rằng chính người chết cũng mong muốn được tìm thấy và đưa về
quê hương. Cô em tôi có nói với tôi rằng bốc cho em một nắm đất về quê mình em cũng đã mừng rồi. Thế tại sao người chết lại mừng khi mà hài cốt của mình được đưa về
quê hương? Và tôi nghĩ rằng rất nhiều chứng minh của người khác liệt sĩ mong muốn được tìm thấy và được người người thân biết đến, được về quê hương. Công việc
của các nhà
ngoại cảm, bộ môn cận tâm lý đã giúp cho người sống đồng thời giúp cho người chết thỏa mãn về tâm hồn cho nên tôi thường đến hội nghị tổng kết chỉ để biểu thị sự ủng hộ của tôi đối với những công việc thiêng liêng mà các bạn đang làm và sẽ làm.
Sau đây
tôi xin nói một
điều nữa là tại sao tôi lại tin rằng đúng là người chết mà tôi tìm thấy lại là người thân của mình. Tất cả chúng ta không ai dễ tin rằng các nhà ngoại cảm nói ra điều đó là đúng đâu vì rất nhiều cô đồng đã nói những điều mà khiến người ta tin và không tin nhưng chúng tôi, tôi tin. Tại sao tôi tin? Tôi phải nói với các bác, các bạn rằng tôi vốn là một người không tin có thần thánh, ma quỷ. Từ năm 16 tuổi đi làm cách mạng đến bây giờ sống chết 80 tuổi tôi không tin gì cả. Nhưng có một
lần đi công
tác ở Quảng Ninh anh em mới nói với tôi rằng có một cô công nhân ốm yếu lắm mà bây giờ nói cái gì cũng đúng. Tôi không
tin và tôi đến
kiểm tra lại. Cô ấy ở cách Bãi Cháy 20km. Tôi đỗ ô tô xuống và vào trong nhà cô ấy, không làm gì cả, không nói gì cả, không khai gì cả. Cô ta chỉ cầm một ngón tay của tôi và cô ta nói trong nửa tiếng đồng hồ. Tôi hỏi tại sao cô này nói đúng thế nhỉ? Nhưng trong bụng
tôi, trong đầu
tôi vẫn nghĩ rằng mình đi ô tô đến thì làm gì người ta nói chả đúng. Nhưng có một
chi tiết mà cô ấy nói đến tôi làm tôi giật mình. Cô ấy nói rằng ông có một cô em gái chết trẻ, xong đến một lúc nữa lại nói rằng ông có một người anh trai chết trẻ và chết trong lửa hồng. Tôi có một người anh là tiểu đoàn trưởng của đại đoàn 320 cùng công tác với anh Nguyễn Hòa – sau này là trung tướng Nguyễn Hòa cùng đi đánh trận với anh Nguyễn Hòa lúc đó anh Nguyễn Hòa là tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn đó mà anh tôi xuống tiểu đoàn đó với tư cách là trưởng ban tuyên giáo của đại đoàn và cùng bị trận bom napan. Anh Hòa không chết nhưng anh tôi chết.
Vậy thì nói
rằng anh
tôi chết trong lửa tôi giật mình. Tôi hỏi tại sao lại có người nói đến mức như vậy
được nhỉ? Bắt đầu lúc đó tôi nghi ngờ, tôi tìm hiểu xem là có những người có khả năng làm điều đó không.
Phải 10 năm sau thì tôi mới được gặp anh Nguyễn Văn Nhã. Anh ấy chưa từng
ở miền Bắc, không phải là học sinh miền Nam tập kết mà anh ấy học ở Sài gòn là kỹ sư
hóa học. Và anh
ấy bay từ Sài gòn ra, anh ấy vẽ cho tôi bản đồ là mộ của em anh nằm ở đây. Thậm chí anh ấy nói với tôi rằng nếu trong 10 ngày nữa anh đi tìm thì anh tìm thấy 5 cây hoa, mỗi cây có 2 cái hoa tím mà nếu quá 10 ngày nữa mà anh không tới thì hoa sẽ héo. Lập tức tôi đi tìm 3 ngày sau mà đúng
5 cây hoa thật
mà đúng 10 cây hoa tím thật.
Thế tôi bảo lão này lạ thật. Thế anh ngồi ở Sài gòn mà anh không biết cái tỉnh Hưng Yên của
tôi là cái gì cả.
Tại sao anh
vẽ được điều đó? Anh Nhã trả lời rằng tôi thấy trong đầu tôi như thế
nào thì tôi vẽ
ra như thế thôi. Nhưng mà khi tôi đào thì tôi đào chệch mất 2m, không tìm thấy. Sau đó có người bạn mách tôi rằng phải tìm tới cô Bích Hằng. Bích Hằng mời cô em tôi lên nói những chuyện mà mới đầu tôi không tin rằng là người chết có thể nói với tôi được nhưng mà nói đến
những chuyện con tôi, cháu tôi như thế
nào thì tôi giật
mình tôi bảo rằng đúng là cái người chết này đang nói với mình. Và tiếp sau đó tôi tìm thấy hài cốt của cô em tôi và để tường
trình cho gia đình tôi, tôi viết
một bản tường trình cho gia đình tôi tại sao tôi tin rằng đấy là mộ của em tôi, hài cốt của em tôi. Cái tài liệu của tôi không biết như thế
nào, mà nó bay đi, cả
nước biết (...vỗ tay...). Và thậm chí có người ở bên Pháp, bên Mỹ nói rằng tôi đọc được tài liệu của anh thì tôi cũng lấy làm giật mình. Thực ra bản tường trình của tôi đó là để trả lời cho gia đình tôi biết rằng tại sao cái hài cốt mà họ đi đưa lại
chính là hài cốt
của cô em
tôi.
Thế thì tôi phải nói rằng tại sao tôi có thể tin được những điều mà những nhà ngoại cảm nói là đúng. Đâu có phải chúng tôi là những người dễ tin đâu. Chúng tôi có hàng chục cái chi tiết để nghĩ rằng, nói rằng cái người chết đang nói với mình là đúng. Tôi đã viết trong bản tường trình của tôi cũng độ 20 trang thôi gửi cho gia đình tôi và tôi có gửi cho anh Chu Phác một bản, thế thôi. Nhưng mà rồi
bây giờ thời buổi photo dễ mà, họ cứ photo đầy ra.
Sau cái
vụ đó cách
đây 7 năm thì tôi còn nhờ
cháu Phan Thị
Bích Hằng làm
nhiều việc, thực ra tin một phần nhưng cũng để
kiểm tra một phần. Tôi chỉ nói một ví dụ thôi. Có lần tôi nhờ cháu Phan Thị Bích Hằng mời cụ tổ của tôi lên. Biết đấy là mộ tổ nhưng không biết
tổ là ai.
Cho nên cháu Bích Hằng
đến mộ mời lên. Có một ông cụ lên, ông cụ bảo là ở đây có rất nhiều cụ, cháu hỏi cụ nào? Tôi có biết cụ nào mà hỏi đâu. Tôi chỉ nói rằng cháu gọi cụ Tốn bằng ông nội, cháu tìm cụ ngũ đại. Thế thì cụ nói luôn. Ah, thế thì cháu là cháu của cháu Tốn hả? Cháu Tốn và cháu Phượng (tức là bà nội tôi) không ai biết tên đâu, chỉ tôi biết ở trên gia phả thôi. Cháu Tốn và cháu Phượng thường đến thăm cụ nhưng nếu
mày gọi cháu Tốn bằng ông nội thì cụ là lục đại chứ làm sao mà ngũ đại được. Mày định hạ tao xuống một cấp à? (...vỗ tay...cười...). Người chết cũng hài hước như vậy.
Cuối cùng
thì đúng là cụ
cách tôi 6 đời.
Và cụ ấy nói cả con dâu của cụ là ai và cụ ấy nhiều thứ chuyện mà chỉ có một vài người thôi, như tôi, đọc
gia phả thì mới biết được tên đó. Cho nên quả thật là các nhà ngoại cảm, họ là phiên dịch giữa mình với người đã chết. Đúng là phiên dịch. Mà như cháu Bích Hằng
hoàn toàn là một
phiên dịch chứ không cần lên đồng gì cả, không cần nói lung tung gì. Hỏi đáp thế là cháu dịch thôi. Cho nên phải nói rằng chúng tôi tin là bởi vì có những chi tiết để tôi tin rằng cái người chết đang nói với tôi và không thể bác bỏ được.
Và trong mấy lần làm việc với người âm, mà nhờ cháu Bích Hằng làm trung gian, thì tôi có độ dăm chục cái chi tiết mà cả họ tôi không bác bỏ được.
Thậm chí có
những ông cụ cách tôi 100 năm, chết cách hơn 100 năm rồi
mà gọi tên cả cháu nội tôi, cháu ngoại tôi. Nó đang có mặt ở đấy. Thế thì làm sao mà cháu Bích Hằng biết được. Đó, thế thì tôi nghĩ rằng, tôi nói mấy điều đó để thấy rằng đã đến lúc mà chúng ta phải khẳng định rằng những điều mà người âm nói với những người đang sống thông qua những nhà ngoại cảm chân chính là chính xác, là có
thể tin cậy được. Và đừng ai nói rằng các nhà ngoại cảm là mê tín dị đoan. Nói bậy. Đúng như anh Vũ Tuyên Hoàng vừa
nãy nói đó. Đúng là có một
số người chỉ có ít khả năng thôi, không có khả năng nhưng làm để
kiếm tiền thì đúng là làm cái đó không
đúng. Nhưng chúng tôi là những người cũng không còn là trẻ con gì, và cũng là đủ các thứ kinh nghiệm rồi. Chúng tôi có thể thẩm định được rằng những điều mà các nhà ngoại cảm nhân danh người chết nói với chúng tôi là hoàn toàn đúng
(...vỗ tay...).
Thế vậy thì các nhà ngoại cảm làm cái công việc, tôi nói thật là, vô cùng có ích cho xã hội này và điều đó phải tôn vinh.
Cho nên
tôi nghĩ rằng điều mà anh Chu Phác đề nghị Hội Liên hiệp Khoa học kỹ thuật tặng một cái huân chương gì đó, tôi nghĩ cũng có tốt nhưng mà chúng ta ở
đây phải khẳng định rằng những nhà ngoại cảm đã làm việc rất đúng mà những thông tin mà họ giao cho người sống hoàn toàn là vô tư, khách quan. Cần
phải khẳng định điều đó. Tôi nói chuyện vui một tí. Khi tôi viết cái bản tường trình của tôi cho gia đình tôi đó, thì
nó lọt đến một vị nào ở Ban Tuyên huấn vì đó lại là con của một anh bạn tôi. Anh ta bảo “Ô ông Trần Phương bây giờ
mà cũng phổ biến cái mê tín dị đoạn nhỉ!”. Tôi chỉ cười
thôi, bởi vì anh
ta là một thằng bảo hoàng hơn vua (nhấn
mạnh). Nếu là cộng sản thì tôi còn cộng sản gấp nhiều lần anh ta bởi vì anh ta là con của một anh bạn tôi mà tôi năm nay 60 tuổi Đảng rồi. Làm sao mà tôi lại đi mê tín dị đoan được. Không dễ gì mà tôi tin. Và tôi nói rằng nếu họ bảo tôi là mê tín dị đoan thì cậu thử bác những sự kiện mà tớ kể về cái chuyện tớ đi gặp cô em tớ như thế
nào đi. Cậu bác đi.
Nếu cậu bác được thì đúng là tớ mê tín dị đoan. Nhưng cậu
không bác được. Đó là vấn đề. Cho nên tôi nghĩ rằng các nhà ngoại cảm phải yên tâm, bộ môn cận tâm lý phải yên tâm mà khẳng định rằng công việc mà mình làm là đúng, những thông tin mình đưa ra là chính xác. Không có gì đáng nghi ngờ. Và như vậy
thì còn gì là mê tín dị
đoan. Và tôi có viết
trong cái bản
tường trình của tôi cho gia đình nói rằng tin rằng có linh hồn có phải là mê tín dị đoan không? Nếu linh hồn là một tồn tại khách quan thì đúng như Mác nói đó là duy vật
đấy. Kẻ nào mà bác bỏ cái tồn tại khách quan, kẻ đó mới là duy tâm (...vỗ tay...). Còn tôi vốn là một người đi dậy. Tôi đi dạy về duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật. Tôi không nói để khoe với các bạn đâu, tôi dạy cho các vị từ Bộ trưởng trở xuống từ năm 1957, dạy chính về duy vật biện chứng. Làm sao tôi lại có thể duy tâm được. Nhưng bây giờ
nói rằng những linh hồn đó đang nói với tôi về những sự kiện mà tôi đang sống mà rất đúng thì đó chính là tồn tại khách quan. Mà phải tin ở cái tồn tại khách quan thì mới là duy vật. Còn bác bỏ nó thì là anh duy tâm, anh chủ quan, anh duy tâm, anh không hiểu gì cả. Còn khoa học phương Tây từ
xưa đến nay đều dạy cho chúng ta rằng là người chết mất hết. Điều đó chưa đúng, tôi nghĩ rằng
chưa đúng. Còn giải thích như thế
nào thì tùy anh Đào Vọng
Đức, tùy Hội Liên hiệp KHKT. Anh giải thích như thế
nào thì tùy anh nhưng chúng tôi thì xác nhận rằng những người thân trong gia đình tôi mà đã
chết nói những chuyện với chúng tôi về thời quá khứ và thời hiện tại hoàn toàn đúng. Mà nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng hay Nguyễn Văn Nhã có biết gì về gia đình tôi đâu, hoàn toàn
không biết. Họ chỉ là người phiên dịch, nói ra và như anh Nhã thì không nói ra.
Bây giờ tôi xin nói về một vài đề nghị của tôi với Trung tâm. Tôi nghĩ rằng khoa học nghiên cứu về những linh hồn hiện nay mới bắt đầu. Anh chưa đủ
trình độ để giải thích nó nhưng tất
cả mọi khoa học đều bắt đầu từ những sự xác nhận hiện tượng. Darwin cũng bắt đầu bằng việc xác nhận các hiện tượng rồi mới đi đến lý thuyết của mình về sự phát triển của muôn loài. Newton cũng bắt đầu từ việc quan sát tại sao quả táo lại rơi xuống
đất nhỉ, mà tại sao nó lại không rơi ngược lên? Từ đó mới giải thích được luật trọng lực. Khoa học bộ môn cận tâm lý của anh Chu Phác, ông chưa giải
thích được đâu bởi vì ông chưa phải
là Newton. Nhưng ông bắt đầu làm cái công việc của Newton cho nên tôi đề nghị rằng nên làm 2 việc. Lần nào tổng kết tôi cũng thấy anh Chu Phác kể tỉ mỉ, cho kể này kia. Tôi nghĩ đó cũng tốt thôi nhưng tôi cho rằng
bộ môn cận tâm lý với cái chỗ mà anh Vũ Thế Khanh nên tổng kết lại.
Điều thứ nhất tôi cho rằng khẳng định những thông tin mà các nhà ngoại cảm tìm được ở những người đã chết là đúng, là chính xác. Như lúc nãy là các gia đình anh Mẫn, các gia đình khác đó hàng
nghìn người không phải người ta ngây thơ, người ta mê tín, người ta tin những thông tin mà các nhà ngoại cảm đưa ra là đúng đâu. Không dễ cái gì đâu, phải có những cái tin để người ta tin. Cho nên tôi đề nghị là thứ nhất có những tập sách để cho những người là nhân chứng – theo như cách nói của
anh Hàn Thụy Vũ – viết lại xem tại sao tôi tin. Tôi nói ví dụ tôi sẵn sàng viết nữa tại sao tôi tin các nhà ngoại cảm đưa cho tôi là đúng. Ít nhất là anh khẳng định hiện tượng đó. Điều thứ hai mà tôi đề nghị, như anh Nguyễn
Mạnh Hùng vừa nãy nói, tôi đã thấy cái gì, ai nói với tôi (người chết) làm những cái gì và khi tôi kiểm tra người sống đều đúng như thế.
Tôi nghĩ là từ
2 phía, từ phía những nhân chứng anh thuật lại xem tại sao cái thông tin đó mà anh
tin. Điều thứ hai nữa chính những điều nhà ngoại cảm viết ra tôi đã nghe thấy gì, tôi đã thấy người chết như thế
nào. Hai hiện
tượng đó tôi nghĩ rằng cực kỳ quan trọng cho khoa học. Bởi vì khoa học đầu tiên là phải dựa trên những hiện tượng mà có thể kiểm chứng được. Bây giờ chúng ta chưa giải
thích được, chưa kiểm
chứng được thì chúng ta những người mà tin, những người nhận được thông tin đó mà cho là chính
xác thì hãy chứng
minh đi. Tôi đề
nghị hai việc đó rồi mới đến việc thứ 3 mà anh Vũ Tuyên Hoàng gợi ý với anh Đào Vọng Đức là các ông thử giải thích đi. Tôi nghĩ một đời người chưa chắc
đã giải thích được hiện tượng này bởi vì những hiện tượng này đã tồn tại hàng ngàn năm mà chính ông ta
đã gặp cho nên
mới có chuyện tin như thế.
Và bây giờ thì nó
phổ biến hơn chứ
ngày xưa thì những thông tin đó quá ít.
Cho nên
tôi đề nghị là Trung tâm, bộ môn Cận tâm lý nên ra những tập sách để khẳng định những hiện tượng đó và đấy là cơ sở
để các nhà
khoa học sau này
phân tích. Và cuối
cùng tôi đề nghị bộ môn cận tâm lý nên lập một cái quỹ để tất cả những người như chúng tôi là những
người chịu ơn
của các nhà
ngoại cảm góp vào tùy sức của chúng tôi. Đây không phải thù lao. Tôi thì thực ra không có đủ tiền để mà cám ơn anh Nguyễn
Văn Nha và Phan Thị
Bích Hằng. Đối với anh Nhã tôi chỉ có tiền để trả cho anh ấy một chuyến máy bay ra và vào thôi. Ngoài
ra không có gì nữa.
Phan Thị Bích Hằng cũng vậy. Nhưng lúc nãy Phan Thị
Bích Hằng có nói
với tôi thì
tôi cũng xin nói với
các bạn thế này. Sau khi tôi tìm được em gái thôi, thì tôi nghĩ rằng để nhà ngoại cảm mà vừa làm việc đời thường vừa đi làm cái việc mà từ thiện này quá vất vả thì tôi mời cô ấy về cái trường của tôi – trường ĐH dân lập Quản lý Kinh doanh Hà nội. Tôi có nói với các anh em trong trường rằng 100 GS Trần Phương không giúp tìm được một mộ liệt sĩ nhưng một
Phan Thị Bích Hằng đã giúp cho cả nghìn người tìm được mộ liệt sĩ. Vậy thì trường sẽ trả lương
cho Phan Thị
Bích Hằng với tư cách là chuyên viên kế
toán thôi, cũng không cao gì đâu. Nhưng mà bất cứ lúc nào Phan Thị Bích Hằng cần đi đâu giúp người đời cứ đi, không cần chấm công (...vỗ tay...) bởi vì nhà ngoại cảm giúp cho đời rất nhiều mà sự giúp đỡ này là vô cùng vô giá, không có
tiền nào mà
tính được. Nhưng nhà ngoại
cảm cũng phải sống chứ, cũng phải có lương hằng
ngày để mà tồn tại chứ cho nên tôi trả lương
cho cô Phan Thị
Bích Hằng có 1
triệu bạc thôi nhưng mà để
lúc nào, bất cứ lúc nào cô ấy cũng có thể sống để mà đi giúp đời được. Thế thì chúng tôi làm cái việc đấy là để trả ơn
chứ còn
chúng tôi cũng chả
có sức nào. Như tôi nói với
ví dụ Trung
tâm lập ra một cái quỹ thì khi nào tôi có tiền nhuận bút chẳng hạn, thì tôi có vài triệu thì tôi xin tặng Trung tâm một triệu bạc. Thế thì các vị cứ nhận vào đấy (...vỗ tay...) và cái quỹ đó thì hỗ trợ cho các nhà ngoại cảm thiếu thốn cũng có một chút để mà bồi dưỡng và đặc biệt để thuê người viết lại những tập tài liệu như tôi gợi
ý. Đó là xin góp cái ý kiến
nhỏ của tôi.
Và cuối cùng đầu năm thì tôi đặc biệt chúc mừng các đồng chí ngoại cảm, các nhà ngoại cảm mà tôi biết và tôi chưa biết
một năm mới đầy hạnh phúc và xin cám ơn các vị
(...vỗ tay...).
Phát biểu đại diện Trung tâm cảm ơn,
hứa
triển
khai trong phạm
vi sức
lực
có thể
thực
hiện
một
số
điều
giáo sư đề nghị.v.v,...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)