Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

HÀ VĂN THÙY: PHÁT HIỆN CHỮ VIỆT CỔ Ở QUẢNG TÂY


Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa khoảng 4000 đến 6000 năm trước. Mặt khác, chữ cổ Cảm Tang chứng minh sự liên tục của chữ tượng hình Lạc Việt từ Sa Pa Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa. (Hà Văn Thùy)

******
Ngay trước Tết, có tin mừng, xin chuyển tới bạn đọc niềm vui lớn là đã phát hiện được chữ Việt cổ ở Quang Tây Trung Quốc. Theo tin của Lí Nhĩ Chân đăng trên website news.xinhuanet.com January 03, 2012 được dịch và công bố trên mạng Việt học và được trang lyhocdongphuong đưa lại như sau (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu/) :


“Hôm trước, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.

Lịch sử nước ta (thơ)


Dân ta phải biết sử ta.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. 
Kể năm hơn bốn ngàn năm 
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà. 
Hồng Bàng là tổ nước ta 
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang 
Thiếu niên ta rất vẻ vang 
Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời. 
Tuổi tuy chưa đến chín mười 
Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương. 
An Dương Vương thế Hùng Vương 
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân. 

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Những 'kiệt tác' triệu năm tuổi trong lòng đất VN

Dáng vẻ quý phái, màu sắc phong phú và hình thù kỳ dị của những “tác phẩm nghệ thuật” này có thể khiến người xem ngỡ ngàng trước sự kỳ diệu của tạo hóa.

Trải qua những quá trình kiến tạo kéo dài hàng triệu năm, lòng đất Việt Nam đã sản sinh ra những khoáng vật mang vẻ đẹp độc đáo, có thể ví như những “tác phẩm nghệ thuật” của thiên nhiên...

Dưới đây là một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận tại Bảo tàng Địa chất Việt Nam (số 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội).



Sắc vàng tươi bắt mắt của tinh thể lưu huỳnh.


Màu sắc giản dị, nhưng tinh thể thạch anh (xuất xứ từ Bình Liêu, Móng Cái, Quảng Ninh) cũng rất độc đáo.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Chuyện nhà Minh cướp sách của ta đem về Tàu

“Hậu quả là từ sau thời Minh thuộc, người Việt không bao giờ có được những vinh quang đáng nể đối với người ngoài, đáng hãnh diện cho chính mình như thời trước đó nữa. “


Trước hiểm họa mất nước một lần nữa: Nhắc lại chuyện nhà Minh cướp sách của ta đem về Tàu

Trong Khởi Hành số 90, tháng 4 năm 2004, dưới nhan đề “Từ Lĩnh Nam Chích Quái Đến Các Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu”, tôi đã viết một bài về việc người Tàu tịch thu sách của ta. Vì bài viết quá ngắn và vì tôi không chỉ rõ các nguồn tài liệu nên sau đó nhiều người thắc mắc. Trong số những vị này, có người là độc giả thuần túy, có người là sinh viên cũ của tôi và cũng có người là học giả có uy tín và rất khả kính. Tác giả Trần Văn Tích là một trong các học giả uy tín và rất khả kính này. Trần tác giả đã bỏ công viết hẳn một bài đăng với nhan đề “Chuyện Người Tàu Lấy Sách Của Ta” trên Khởi Hành số 92, tháng 6 năm 2004 sau đó và gián tiếp đặt câu hỏi với tôi. Vốn ngưỡng mộ tác giả từ lâu nhờ đọc các công trình khảo cứu của ông, đồng thời lại có dịp gặp ông dù chỉ thoáng qua khi ông tới thăm Quận Cam và Viện Việt học sau đó nên tôi thấy cần phải viết bài này để được làm quen với ông, đồng thời giải đáp đôi chút những thắc mắc của các độc giả mà tôi đã nhận được. Gốc gác của bài viết này là như vậy. Nhưng năm 2004 khác với năm 2012. Năm 2004 hiểm họa xâm lăng nước ta của người Tàu chưa lộ rõ và chưa thật sự nguy hiểm như trong năm 2011 và bây giờ là năm 2012. Cập nhật hóa và phổ biến những gì tôi thấy được cho bạn bè nói riêng và cho tuổi trẻ Việt Nam nói chung là một điều tôi thấy nên làm mặc dầu tôi vẫn muốn kiếm thêm tài liệu để viết thêm nhiều nữa.

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Thầy trò vị giáo sư Nhật mê văn hóa Việt

Ít ai biết rằng, vị giáo sư có tên tuổi trong làng kiến trúc xứ sở hoa anh đào này đã có đến vài chục lần đi về giữa Việt Nam - Nhật Bản, chỉ vì đã trót mê văn hóa, kiến trúc của đất nước Việt Nam.

Và ông cùng người học trò thân cận của mình đã biến niềm đam mê ấy thành một công trình nghiên cứu khoa học “độc nhất vô nhị”, mà trước đó chưa một ai từng bỏ công tìm hiểu về kiến trúc của miền Bắc nước ta.

Một chữ “duyên”

Khuôn mặt phúc hậu, nụ cười hiền hòa luôn nở trên môi và đặc biệt đôi mắt sáng bừng khi nhắc đến Việt Nam, đó là ấn tượng dễ chịu đầu tiên của tôi khi được gặp GS Yamada Yukimasa – Giảng viên Đại học Tokyo Nhật Bản. GS Yamada Yukimasa sang VN lần đầu tiên từ năm 1993, cùng cùng đoàn kiến trúc sư Nhật Bản trong những đợt khảo sát đầu tiên về phố cổ Hội An khi Hội An vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Để rồi sau đó, kết quả của các đợt khảo sát này trở thành dữ liệu quan trọng trong hồ sơ gửi lên UNESCO để Hội An được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Đến 2003, ông trở lại VN để nghiên cứu về các nhà dân gian truyền thống VN theo chương trình hợp tác nghiên cứu giữa chính phủ hai nước.

Một góc nhà thờ chính tòa Phát Diệm - một trong những công trình còn lưu giữ kiến trúc gỗ độc đáo tại miền Bắc Việt Nam.