Trời vừa mưa vừa tạnh nên chuyến đi có lúc ghé vào quán ven đường trú mưa. Thời tiết mưa hơi rét kiểu Tết. T ừ thành phố đi 40 km cuối cùng chúng tôi cũng về đến huyện Tây Sơn.
Đầu tiên là chợ hoa xuân của huyện Tây Sơn.
Trống trận Tây Sơn (da voi)
Nguyễn Nhạc tự nhốt để đột nhập vào thành Quy Nhơn.
Áo của Hoàng đế Quang Trung
Tượng Quang Trung, Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở
Một điều làm chúng tôi bất ngờ đó là khu di tích bảo tàng Quang Trung hiện nay chính là nền nhà của cụ thân sinh ra 3 anh em ngày xưa, nơi 3 anh em sinh ra và lớn lên. Trong góc sân còn có giếng đá tổ ong do cụ thân sinh Tây Sơn Tam kiệt đào và gia đình dùng hàng ngày.
Dưới chiếc cầu này bên tay phải bức hình có khẩu thần công đang nằm dưới lòng suối.
Trận Ngọc Hồi Đống Đa cũng được tái hiện nơi đây.
Trong bảo tàng Quang Trung có rất nhiều loại vũ khí hiện đại. Ngoài thần công như chúng ta quen biết, còn nhiều loai súng nhỏ như súng trường, súng bắn lựu đạn, mìn (gọi là hỏa công). Các chiến thuyền của quân Tây Sơn có hỏa lực cực mạnh và tân tiến trong kỹ thuật đóng tàu. Mỗi hướng kể cả mũi và phía dưới gần nước đều có nòng pháo (khoảng 8 nòng pháo mỗi mạn thuyền). Có thể nói so về hỏa lực tàu Tây Sơn còn tân tiến và hỏa lực mạnh hơn cả tàu Pháp.
Có thể nói rằng vũ khí hiện đại, đa dạng, hỏa lực mạnh chính là một yếu tố làm nên một nhà Tây Sơn hùng mạnh. (chưa kể tới vũ khí truyền thống, võ tinh nhuệ hay binh chủng voi của nữ tướng Bùi Thị Xuân).
Về phong thủy thì bao bọc xung quanh nhà Tây Sơn Tam kiệt có dòng sông dài uốn lượn xung quanh chảy từ phía núi ra. Một dãy núi trập trùng như những dãy núi ở chùa Hương khi đi trên suối Yến trải dài ở xung quanh. Theo người dân thì thuở nhỏ 3 anh em Tây Sơn thường sáng sớm chạy bộ lên núi tập võ và luyện sức khỏe.
Phải chăng phong thủy ở đây cũng góp phần hun đúc và tạo ra một anh hùng lỗi lạc trong lịch sử Việt nam?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét