Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Giao thương hàng hải nước Việt (phần 4)

Hàng hải nước Việt xưa - Phần 4


----------------------


9 - Hải trình đi Hồng hải và Địa Trung Hải



Trong số các nhà nghiên cứu hàng hải có một học giả người Đức, Ông Herrmann A. đã theo dõi những hoạt động viễn dương của dân Việt thời cổ. Ông cho rằng họ buôn bán với bến Adulis ở Hồng Hải mà sử Tàu ghi là Huang Chih (ngày nay là hải cảng Massawa.)

Tài liệu của Ông Herrmann viết vào năm 1913 vẫn còn được bàn cãi. Gần đây, khi các giả thuyết "Đông Nam Á, một trong những cái nôi văn minh của nhân loại" bắt đầu được phổ biến rộng rãi, Tiến sĩ Wilheim G. Solheim II lấy căn cứ vào chứng tích khảo cổ mới nhất, tin tưởng rằng đã có những liên lạc trực tiếp giữa Việt Nam và Địa Trung Hải hơn 2,000 năm trước đây. Nhờ hải thương, văn hoá được trao đổi giữa hai vùng Ba Tư (Persia)/ Trung Đông và Việt Nam/ Đông Dương. Những ảnh hưởng sâu đậm trên một số khía cạnh sinh hoạt kể từ trước Công Nguyên đã được học giả Shahab Setudeh Nejad (1996) tường trình hồi gần đây trong bài " Cultural and Cosmological Impact of Iranian Civilization in Vietnam and Peninsular Areas of Southeast Asia ".

Giao thương hàng hải nước Việt (phần 3)

Hàng hải nước việt xưa - phần 3

Sau khi đế quốc Nam Việt của nhà Triệu bị sụp đổ, dân Việt vẫn tiếp tục nắm giữ hầu hết ngành hàng hải dọc duyên hải hay đường viễn duyên đến các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, như đã từng nắm giữ trước kia. Đặc biệt hải cảng sầm uất hàng đầu vùng Đông Nam Á vẫn là Long Biên (Hà Nội ngày nay)

--------------

7 – Thương mại ở Nam Hải

Đã có nhiều sách do người Âu Á Mỹ đề cập đến các hoạt động thương mại vùng Đông Nam Á, nhiều ít nói tới những kỳ công của người Việt cổ trong ngành hàng hải, cận duyên cũng như viễn duyên.

Trong sách "Eighth Voyage of the Dragon - History of China's Quest for Sea Power", Hải quân Học hiệu Annapolis ấn hành năm 1982, Bruce Swanson đã mở đề chương 1 như sau: "Lịch sử hàng hải Trung Hoa trong ngàn năm qua biểu thị đặc tính nơi sự đối kháng giữa hai thực thể văn minh lớn: nước Tàu có tính cách lục địa, ảnh hưởng Khổng Tử và nước Tàu có liên quan đến biển. Nước Tàu ở phần trên bộc phát từ khi thống nhất trung tâm miền Bắc, gồm nhiều nước khác biệt hồi chiến quốc, vào năm 221 TTL. Suốt hai ngàn năm sau đó, hai triều đại nhà Hán (220 TTL.- 221) và nhà Đường (618- 907) đã biến đổi Trung Hoa thành một đế quốc tráng lệ, có căn bản văn hoá lục địa (landbased cultural empire)".

Sau đó Bruce Swanson lại mở đầu chương 2 với lời khẳng-định: "Thời đại hàng hải của Trung Hoa thực sự bắt đầu vào thế kỷ thứ 8, thứ 9 khi dân số miền Bắc nước Tàu tăng lên tới ba lần và khí hậu thay đổi làm suy giảm số lượng đất canh tác."

Trên quan điểm của một người Á Đông, Wang Gungwu đã làm một cuộc nghiên cứu về giao thương thời cổ trong biển Nam Hải. Sau đó, vào tháng 6 năm 1956, để phổ biến kết quả của công trình đó, cơ sở xuất bản Journal of the Malayan Branch Royal Asiatic Society cho phát hành một tập sách nhan đề "The Nanhai Trade - A Study of the Early History of the Chinese Trade in the South China Sea".

Giao thương hàng hải nước Việt (phần 2)

Hàng hải nước Việt xưa - Phần 2

-------------


6 – Hải cảng Cattigara trên bản đồ Ptolemy

Sau cuộc viễn chinh của Alexandre Đại đế (336-323 TTL) sang Ấn-Độ, nhiều giao tiếp đã xảy ra giữa Á-Âu, người Hy Lạp biết thêm nhiều sinh hoạt của người Á Châu.

Eratosthene (275-195 TTL) viết sách Geographia, Ptolemy (90 AD -168 AD) phát triển môn địa lý, viết sách và hình dung ra một bản đồ thế giới mà tận cùng về phía Đông Đông Nam là bán đảo Vàng Chersonese và hải cảng Kattigara (kinh độ 117 độ Đông, vĩ độ 8 độ Nam – Kinh tuyến gốc lấy từ đảo Ferro Islands of the Blest - quần đảo Canary.) Nhiều người cho rằng bán đảo Vàng là Đông Dương và Kattigara (hay Cattigara) chỉ Kẻ Chợ (Kesho), Long Biên (Lugin) hay Hà Nội ngày nay.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

Khoa cử triều Tây Sơn: Một giấc mơ vàng

images9138_T4_Tay_s

Khoa cử triều Tây Sơn: Một giấc mơ vàng





Mùa thu tháng 8, Quang Trung năm thứ 2 (1789) vừa lên ngôi chính vị, đánh bại quân nhà Thanh, việc triều chính chưa được củng cố, nhưng nhà vua đã mở khoa thi Hương cho học trò  xứ Nghệ (có người gọi là khoa thi Tuấn sĩ). Sai Nguyễn Khải Xuyên - La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp làm Đề điệu kiêm chức chánh chủ khảo chấm thi. Đồng thời nhà vua xuống chiếu cho lập Sùng Chính viện:

Giao thương hàng hải nước Việt (phần 1)

HÀNG HẢI NƯỚC VIỆT XƯA (Phần 1)





KHOẢNG TRỐNG VĂN HỌC DÂN TA: NHỮNG THÀNH TÍCH HÀNG HẢI

1 - Trong những thành tích hiển hách của tiền nhân



Ngày nay, trong những buổi lễ lạc, đa số các vị được lên diễn đàn để nói thì hầu hết đều ca tụng những chiến công hiển hách của của tiền nhân.

Tuy vậy, qua hàng trăm, ngàn bài diễn văn người ta chưa thấy hoạt động hàng hải của tổ tiên được nhắc nhở tới. Trong những công trình dựng Nước, mở Nước, giữ Nước trên vùng đất nước quê hương mà sông biển bao trùm khắp nơi, sự hy sinh vì nghĩa vụ với "thân xác tử sĩ chìm theo sóng nước" nhiều hơn số người "da ngựa bọc thây". Cũng ít ai từng nhắc tới công lao người chiến binh suốt những năm tháng dài đấu sức với ba đào, thi gan cùng sương gió ngoài khơi để bảo vệ hải biên, giữ gìn an ninh cho hệ thống đường thủy, hay khuyếch trương hải thương mong cho nước giàu, dân mạnh... Và tuyệt nhiên, chưa bao giờ có ai nhắc nhở tới thành tích hiển hách mà chúng tôi xin kể sau đây: những chuyến đi xuyên dương nhiều ngàn năm trước của tiền nhân Việt tộc.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Ý nghĩa ngày lễ Hai Bà Trưng

Bác sỹ Nguyễn Xuân Quang

(Tư liệu tham khảo từ Nguyễn Xuân Quang's blog)



Hàng năm cứ tới ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch người Việt, nhất là phái nữ, con cháu hai Bà Trưng, tổ chức lễ tưởng nhớ hai Bà. Có thể là ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch này không phải là ngày hai Bà Trưng trầm mình xuống sông Hát. Ngày này cũng không phải là ngày sinh nhật của hai Bà và cũng không phải là ngày hai Bà lên ngôi vua. Vậy thì tại sao, tổ tiên chúng ta lại chọn ngày này để làm lễ tưởng nhớ hai Bà? Tại sao trong một năm có 360 ngày (tính theo âm lịch) tổ tiên ta lại chọn ngày này? Hiển nhiên ngày này phải liên hệ tới hai Bà. Vậy trước hết ta hãy tìm hiểu sơ qua một chút về dòng dõi hai Bà. Theo lịch sử, hai Bà Trưng là con cháu, dòng dõi vua Hùng Vương. Hùng Vương đóng đô ở Phong châu. Lê Ngô Các, Phạm Đình Toái, đã ghi lại rành rành trong Đại Nam quốc sử diễn ca: