Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Giao thương hàng hải nước Việt (phần 4)

Hàng hải nước Việt xưa - Phần 4


----------------------


9 - Hải trình đi Hồng hải và Địa Trung Hải



Trong số các nhà nghiên cứu hàng hải có một học giả người Đức, Ông Herrmann A. đã theo dõi những hoạt động viễn dương của dân Việt thời cổ. Ông cho rằng họ buôn bán với bến Adulis ở Hồng Hải mà sử Tàu ghi là Huang Chih (ngày nay là hải cảng Massawa.)

Tài liệu của Ông Herrmann viết vào năm 1913 vẫn còn được bàn cãi. Gần đây, khi các giả thuyết "Đông Nam Á, một trong những cái nôi văn minh của nhân loại" bắt đầu được phổ biến rộng rãi, Tiến sĩ Wilheim G. Solheim II lấy căn cứ vào chứng tích khảo cổ mới nhất, tin tưởng rằng đã có những liên lạc trực tiếp giữa Việt Nam và Địa Trung Hải hơn 2,000 năm trước đây. Nhờ hải thương, văn hoá được trao đổi giữa hai vùng Ba Tư (Persia)/ Trung Đông và Việt Nam/ Đông Dương. Những ảnh hưởng sâu đậm trên một số khía cạnh sinh hoạt kể từ trước Công Nguyên đã được học giả Shahab Setudeh Nejad (1996) tường trình hồi gần đây trong bài " Cultural and Cosmological Impact of Iranian Civilization in Vietnam and Peninsular Areas of Southeast Asia ".


10 - Đường biển tới Phi Châu

Các nhà khảo cứu Âu Á Mỹ ngày nay nghiên cứu các sách sử Trung Hoa, Ấn Độ, La Mã để tìm hiểu về thương mại ở Ấn Độ Dương trong những thiên kỷ trước Tây lịch. Nhiều người tin tưởng rằng dân Việt cổ là những nhà thương buôn gan dạ, đã vượt biển tới các đảo ngoài Ấn Độ Dương và đi xa tới tận Ethiopia thuộc Phi Châu.



The Spice Route in Greco-Roman times



Sách sử đầu tiên ghi chép đến những chuyến đi Á Phi này là pho Tiền Hán Thư của Ban Cố và Ban Chiêu. Những đoạn có ghi nơi khởi hành và bến quay về của Sứ Tàu quá giang như sau: "Từ Nhật Nam, Giao Chỉ đi bằng thuyền buôn người Man Nam năm tháng sau tới xứ Tu Yuan... Nếu không bị cướphay gặp bão, nhiều chuyến đi dài tới nhiều năm... Người ta nói phía Nam xứ Huang Chih là xứ Ssu Chhêng Pu. Đến chỗ này thì Sứ Hán quay về".


Hải trình “gia vị” với hải cảng Cattigara ( The Spice Route in Greco Roman times )



11 - Đường biển về hướng Đông

Những con đường biển người xưa sử dụng đến nay còn ghi lại trên các sinh hoạt của cư dân tại đấy. Thế giới hàng hải cổ thời cho thấy đã có một vòng cung liên tục ghi nhận ảnh hưởng của thuyền bè và văn hóa nước lên nhiều khu vực:



Hình thuyền thân cong, Mái nhà cong và Totem được tìm thấy trên khắp vòng cung Thái Bình Dương trong cổ thời. (Hình lấy từ bản đồ của Covarrubias, 1940: thuyền thân cong, totem, nhà ở Bắc Mỹ và New Zealand). Mái nhà cong và thuyền trên trống Đông Sơn tại Việt Nam.


Hình nhà trên trống đồng Hoàng Hạ




Hình nhà trên trống đồng Ngọc Lũ



Batak, Indonesia


 




Tongkonan – Toraja (Indonesia)


Tongkonan, Indonesia



Trong cuốn sách "America en la Prehistoria Mundial" (Mỹ Châu trong Thế giới Tiền sử), Dick Edgar Ibarra Grasso đưa ra quan niệm là không thể có sự cô lập ở Mỹ Châu. Sách gồm 6 chương thì có tới hai chương chú tâm bàn luận đến ảnh hưởng Đông Nam Á trên đất Mỹ Châu. Chương I bàn tới các lien hệ văn hoá xuyên dương mà Đông Sơn là một nguồn chính. Đến chương IV, Grasso đưa ra hai giả thuyết về: (1) Những thương nhân Cattigara đã mang kỹ thuật luyện kim, nhất là đồng và vàng, tới Nam Mỹ. (2) Có nhiều di dân đến Tân thế giới bằng cách dùng hải lộ xuyên Thái Bình Dương. Đã có nhiều nhà nghiên cứu viết tiếng Tây Ban Nha phát biểu cùng ý kiến với Grasso. Học giả Pedro Bosch Gimpera cho rằng nền văn minh Đông Sơn đã mang lại những hiểu biết về kỹ thuật luyện kim cho vùng Chavin ở Peru. Edwin Doran nổi tiếng nhờ đã khám phá ra nhiều hiểu biết mới lạ về khả năng vượt đại dương của bè và ghe nhỏ. Ông và Stephen Jett đồng ý với nhau là liên lạc giao tiếp xảy ra trước nhất giữa Á và Mỹ Châu có thể qua phương tiện là những chiếc bè chạy buồm có gắn cây xiếm như thường thấy ở trung phần Việt Nam và Đài Loan.


Hình trên: Thuyền Đông Sơn, ngoài 2 mái chèo để lái ra (1), còn có 2 trang cụ như cây xiếm dùng chống giạt (2). Cột buồm nằm ở nửa phần thuyền phía trước (3).


Hình dưới: Ghe Nang ở trung phần Việt Nam với giả thuyết về sự phát triển bánh lái và cây xiếm từ những trang cụ đã có từ cổ thời.



Robert Von Heine Geldern trong suốt một phần tư thế kỷ kể từ 1939, đã viết rất nhiều về giao tiếp Á Mỹ. Ông liệt kê thành hệ thống những điểm tương đồng, lưu tâm khá nhiều đến nền văn minh Đông Sơn, ông cho rằng những dân đi biển ở Đông Á tới Mỹ Châu trước hết.


(Tác giả: Vũ Hữu San. Phụ thêm hình ảnh Doremon360)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét