Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Không có cái gọi là 'đường lưỡi bò' trong sử TQ

Bao năm  qua, một luồng quan điểm lớn ở Trung Quốc đã cố tình gây ra sự hiểu nhầm  khi lợi dụng tên gọi biển Nam Trung Hoa (do người phương Tây gọi) để  phán rằng biển của Trung Quốc bao chiếm gần như toàn bộ biển Đông.
Thế  nhưng sự thật khoa học cho thấy danh xưng biển Nam Trung Hoa (chỉ biển  Đông) mà Trung Quốc lợi dụng để gây ra sự hiểu nhầm ấy chưa thấy xuất  hiện ở những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ từ hàng trăm năm trước.  Xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu về vấn đề  trên.

Chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các bản đồ cổ

Tác giả: Nguyễn Đình Đầu 

Để tìm hiểu bờ biển, Biển Đông, và hải đảo Việt Nam, chúng tôi đã thu thập được một số bản đồ và tư liệu văn bản sau đây.

I. Theo tài liệu của các chúa Nguyễn
Trong sách Hồng Đức bản đồ có 3 bản đồ liên quan đến bờ biển, Biển Đông và hải đảo:
1. An Nam quốc vẽ toàn thể lãnh thổ Đại Việt về thời Hồng Đức - 1490.
2. Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư gồm nhiều bản đồ, trong có những bản đồ vẽ đường lối đi từ Thăng Long đến nước Chiêm Thành.
3. Bình Nam đồ do Đoan quận công Bùi Thế Đạt vẽ đường lối đi từ Chiêm Thành đến biên giới Cao Miên (1).
Những bản đồ trên chưa mô tả đầy đủ bờ biển, biển Đông và các cửa bể  toàn quốc vì đây là những bản đồ thực hiện trong giai đoạn lãnh thổ nước  ta đang thời kỳ Nam tiến. Tuy nhiên, đã có những chi tiết xác định  chính quyền và nhân dân ta đã khai thác và làm chủ các quần đảo Hoàng Sa  và Trường Sa.

Quần đảo Hoàng Sa trong sách Đại Nam nhất thống chí

“Đại Nam nhất thống chí” là sách địa lý chính thức của triều đình nhà  Nguyễn do Quốc sử quán biên soạn từ năm 1865 đến 1910. Đây là bộ sách  thể hiện được tất cả ranh giới chủ quyền của vương triều Nguyễn cả phần  đất liền và hải đảo. Trong bộ sách này đã phản ánh rất rõ ràng về quần  đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. 

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam từ lâu đời. Nhưng do hai quần đảo này nằm ở vị trí chiến lược trọng yếu trên Biển Đông, đồng thời lại là nơi có tiềm năng to lớn về tài nguyên, đặc biệt là dầu lửa, nên từ đầu thế kỷ XX nhiều nước đã và đang tìm mọi cách xâm chiếm.


Có thể nói hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các đảo vô chủ cho đến thế kỷ XVII, tức là khi Nhà nước của Việt Nam tiến hành những hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo theo quy định của của luật pháp đương đại.  Việc chiếm hữu của Nhà nước Việt Nam là thật sự, rõ ràng và đã thiết lập được một cơ chế Nhà nước thích hợp để kiểm soát, quản lý, bảo vệ hai quần đảo và thực hiện trên thực tế quyền tài phán ở đó.

Triều Nguyễn và việc cho lập Hải đội Hoàng Sa

Trong thời gian nhà Nguyễn (cả thời chúa và vua Nguyễn sau này) trị vì, chủ quyền biển đảo là việc được hết sức coi trọng. Điều đó thể hiện rõ trong các sách chính sử của triều Nguyễn. Trong đó, việc cho lập hải đội Hoàng Sa đã phản ánh một tầm nhìn xa về vấn đề chủ quyền biển đảo của tương triều này.

Sách “Đại Nam thực lục tiền biên”, quyển 10, trang 24 (chữ Hán) đời Thế  tông Hiếu Vũ Hoàng đế (tức chúa Nguyễn Phúc Khoát) năm thứ 16 (1754)  chép: “Mùa thu, tháng 7, dân đội Hoàng  Sa ở Quảng Ngãi đi thuyền ra đảo Hoàng Sa, gặp gió dạt vào hải phận  Quỳnh Châu nước Thanh. Tổng đốc Thanh hậu cấp cho rồi cho đưa về. Chúa  sai viết thư cám ơn. Ở ngoài biển, về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh  Quảng Ngãi, có hơn 130 bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đường, hoặc  vài trống canh, kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là “Vạn lý  Hoàng Sa”. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc  hoa, vích, ba ba... Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã  An Vĩnh sung vào, hằng năm, đến tháng 3 thì đi thuyền ra Hoàng Sa, độ ba  đêm ngày thì đến bãi, tìm lượm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có  đội Bắc Hải, mộ người ở thôn Tứ Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh  Dương sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn (tức Côn  Đảo ngày nay), để tìm lượm hóa vật; đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm  quản”.

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - thử phân tích lập luận của Việt nam và Trung quốc

Từ Đặng Minh Thu[1]
Nhắc đến Biển Đông, không ai không nghĩ đến hai cái tên rất đẹp Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếc thay hai cái tên đó lại gắn liền với những gì đi ngược với thiện, mỹ, hoà, vì hai quần đảo xa xôi này đã và đang là đối tượng của một cuộc tranh chấp sôi nổi giữa các quốc gia và lãnh thổ trong vùng. Cuộc tranh chấp đã kéo dài gần một thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được, và ngày càng trầm trọng hơn, đang là mối đe doạ cho hoà bình ở vùng Đông Nam Á.

Bằng chứng lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa

Cuốn sách xưa nhất và ghi chép khá đầy đủ và cụ thể  về các đội Hoàng Sa, Bắc Hải là Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý  Đôn viết vào năm 1776.

Việt Nam có bờ biển dài, với vùng biển rộng. Biển và đảo suốt tiến trình lịch sử luôn luôn giữ vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế,  chính trị, xã hội của đất nước. Từ thời kỳ tiền sử cho đến ngày nay,  con người ở các vùng nội địa Việt Nam liên tục tiến ra chiếm lĩnh, khai  phá, sinh cơ lập nghiệp trên các đảo, quần đảo. Bắt đầu từ  các thời Lý -  Trần - Lê, Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia  Đại Việt. Con đường mở mang bờ cõi xuống phía nam của dân tộc Việt Nam  cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Đây chính là  cơ sở hết sức quan trọng, một bước chuẩn bị thiết yếu để trong bối cảnh  lịch sử mới, các chính quyền Đàng Trong đã thực hiện được kỳ tích tuyệt  vời là xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Cách đây hơn 3 thế kỷ, ông cha ta đã xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, những việc đó được ghi trong cả sách của ta, của quốc tế và ngay cả của Trung Quốc.

Ông cha chúng ta cũng đã biết cắm mốc, đo đạc, vẽ bản đồ và hàng năm cử người ra để kiểm tra và thu hồi sản vật trên vùng đất mà nước mình quản lý.

Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có bờ biển dài 3.260km. Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích khoảng trên 1 triệu km2, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ gần và xa bờ.