Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012
Thông báo chuyển đổi
Xin thông báo với các quý vị. Trang http://lsvh.blogspot.com được chuyển về Wordpress tại trang http://lsvh.wordpress.com từ ngày hôm nay 6/4/2012.
Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012
HÀ VĂN THÙY: PHÁT HIỆN CHỮ VIỆT CỔ Ở QUẢNG TÂY
Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa khoảng 4000 đến 6000 năm trước. Mặt khác, chữ cổ Cảm Tang chứng minh sự liên tục của chữ tượng hình Lạc Việt từ Sa Pa Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa. (Hà Văn Thùy)
******
Ngay trước Tết, có tin mừng, xin chuyển tới bạn đọc niềm vui lớn là đã phát hiện được chữ Việt cổ ở Quang Tây Trung Quốc. Theo tin của Lí Nhĩ Chân đăng trên website news.xinhuanet.com January 03, 2012 được dịch và công bố trên mạng Việt học và được trang lyhocdongphuong đưa lại như sau (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu/) :
“Hôm trước, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.
Lịch sử nước ta (thơ)
Dân ta phải biết sử ta.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà.
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang
Thiếu niên ta rất vẻ vang
Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời.
Tuổi tuy chưa đến chín mười
Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương.
An Dương Vương thế Hùng Vương
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân.
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012
Những 'kiệt tác' triệu năm tuổi trong lòng đất VN
Dáng vẻ quý phái, màu sắc phong phú và hình thù kỳ dị của những “tác phẩm nghệ thuật” này có thể khiến người xem ngỡ ngàng trước sự kỳ diệu của tạo hóa.
Trải qua những quá trình kiến tạo kéo dài hàng triệu năm, lòng đất Việt Nam đã sản sinh ra những khoáng vật mang vẻ đẹp độc đáo, có thể ví như những “tác phẩm nghệ thuật” của thiên nhiên...
Dưới đây là một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận tại Bảo tàng Địa chất Việt Nam (số 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội).
Sắc vàng tươi bắt mắt của tinh thể lưu huỳnh.
Màu sắc giản dị, nhưng tinh thể thạch anh (xuất xứ từ Bình Liêu, Móng Cái, Quảng Ninh) cũng rất độc đáo.
Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012
Chuyện nhà Minh cướp sách của ta đem về Tàu
“Hậu quả là từ sau thời Minh thuộc, người Việt không bao giờ có được những vinh quang đáng nể đối với người ngoài, đáng hãnh diện cho chính mình như thời trước đó nữa. “
Trước hiểm họa mất nước một lần nữa: Nhắc lại chuyện nhà Minh cướp sách của ta đem về Tàu
Trong Khởi Hành số 90, tháng 4 năm 2004, dưới nhan đề “Từ Lĩnh Nam Chích Quái Đến Các Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu”, tôi đã viết một bài về việc người Tàu tịch thu sách của ta. Vì bài viết quá ngắn và vì tôi không chỉ rõ các nguồn tài liệu nên sau đó nhiều người thắc mắc. Trong số những vị này, có người là độc giả thuần túy, có người là sinh viên cũ của tôi và cũng có người là học giả có uy tín và rất khả kính. Tác giả Trần Văn Tích là một trong các học giả uy tín và rất khả kính này. Trần tác giả đã bỏ công viết hẳn một bài đăng với nhan đề “Chuyện Người Tàu Lấy Sách Của Ta” trên Khởi Hành số 92, tháng 6 năm 2004 sau đó và gián tiếp đặt câu hỏi với tôi. Vốn ngưỡng mộ tác giả từ lâu nhờ đọc các công trình khảo cứu của ông, đồng thời lại có dịp gặp ông dù chỉ thoáng qua khi ông tới thăm Quận Cam và Viện Việt học sau đó nên tôi thấy cần phải viết bài này để được làm quen với ông, đồng thời giải đáp đôi chút những thắc mắc của các độc giả mà tôi đã nhận được. Gốc gác của bài viết này là như vậy. Nhưng năm 2004 khác với năm 2012. Năm 2004 hiểm họa xâm lăng nước ta của người Tàu chưa lộ rõ và chưa thật sự nguy hiểm như trong năm 2011 và bây giờ là năm 2012. Cập nhật hóa và phổ biến những gì tôi thấy được cho bạn bè nói riêng và cho tuổi trẻ Việt Nam nói chung là một điều tôi thấy nên làm mặc dầu tôi vẫn muốn kiếm thêm tài liệu để viết thêm nhiều nữa.
Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012
Thầy trò vị giáo sư Nhật mê văn hóa Việt
Ít ai biết rằng, vị giáo sư có tên tuổi trong làng kiến trúc xứ sở hoa anh đào này đã có đến vài chục lần đi về giữa Việt Nam - Nhật Bản, chỉ vì đã trót mê văn hóa, kiến trúc của đất nước Việt Nam.
Và ông cùng người học trò thân cận của mình đã biến niềm đam mê ấy thành một công trình nghiên cứu khoa học “độc nhất vô nhị”, mà trước đó chưa một ai từng bỏ công tìm hiểu về kiến trúc của miền Bắc nước ta.
Một chữ “duyên”
Khuôn mặt phúc hậu, nụ cười hiền hòa luôn nở trên môi và đặc biệt đôi mắt sáng bừng khi nhắc đến Việt Nam, đó là ấn tượng dễ chịu đầu tiên của tôi khi được gặp GS Yamada Yukimasa – Giảng viên Đại học Tokyo Nhật Bản. GS Yamada Yukimasa sang VN lần đầu tiên từ năm 1993, cùng cùng đoàn kiến trúc sư Nhật Bản trong những đợt khảo sát đầu tiên về phố cổ Hội An khi Hội An vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Để rồi sau đó, kết quả của các đợt khảo sát này trở thành dữ liệu quan trọng trong hồ sơ gửi lên UNESCO để Hội An được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Đến 2003, ông trở lại VN để nghiên cứu về các nhà dân gian truyền thống VN theo chương trình hợp tác nghiên cứu giữa chính phủ hai nước.
Và ông cùng người học trò thân cận của mình đã biến niềm đam mê ấy thành một công trình nghiên cứu khoa học “độc nhất vô nhị”, mà trước đó chưa một ai từng bỏ công tìm hiểu về kiến trúc của miền Bắc nước ta.
Một chữ “duyên”
Khuôn mặt phúc hậu, nụ cười hiền hòa luôn nở trên môi và đặc biệt đôi mắt sáng bừng khi nhắc đến Việt Nam, đó là ấn tượng dễ chịu đầu tiên của tôi khi được gặp GS Yamada Yukimasa – Giảng viên Đại học Tokyo Nhật Bản. GS Yamada Yukimasa sang VN lần đầu tiên từ năm 1993, cùng cùng đoàn kiến trúc sư Nhật Bản trong những đợt khảo sát đầu tiên về phố cổ Hội An khi Hội An vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Để rồi sau đó, kết quả của các đợt khảo sát này trở thành dữ liệu quan trọng trong hồ sơ gửi lên UNESCO để Hội An được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Đến 2003, ông trở lại VN để nghiên cứu về các nhà dân gian truyền thống VN theo chương trình hợp tác nghiên cứu giữa chính phủ hai nước.
Một góc nhà thờ chính tòa Phát Diệm - một trong những công trình còn lưu giữ kiến trúc gỗ độc đáo tại miền Bắc Việt Nam.
Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ TRIỀU LÝ
Đặt vấn đề
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng. Do đó nó có tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục, đạo đức, lối sống, tư tưởng tình cảm của cộng đồng quốc gia dân tộc. Đạo Phật không nằm ngoài quy luật đó. Xuất thế tới Việt Nam, Phật giáo đã trở thành một đạo nhập thế và có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có chính trị. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đó tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử nhất định, phụ thuộc vào các chính sách của giai cấp cầm quyền.
Lịch sử dân tộc trong giai đoạn Lý – Trần là thời kì phát triển rực rỡ, thời kì”hoàng kim” của đạo Phật đặc biệt là vương triều Lý. Đây cũng là giai đoạn Đại Việt có bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đó về kinh tế, quân sự, chính trị và văn hóa xã hội. Đạo Phật có mối quan hệ gì đối với sự phát triển đó của vương triều Lý? Đây là một vấn đề khoa học đầy lí thú song cũng rất phức tạp đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu một cách nghiêm túc. Trong phạm vi báo cáo này chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu những ảnh hưởng của đạo Phật đối với đường lối nội trị, ngoại giao, tổ chức chính quyền và luật pháp của triều Lý. Kiến giải được những vấn đề nêu trên phần nào lý giải được mối quan hệ giữa tôn giáo nói chung, đạo Phật nói riêng với chính trị. Đồng thời qua đó đánh giá một cách đúng đắn vai trò của đạo Phật đối với sự hưng thịnh của triều Lý và sự phát triển của lịch sử dân tộc.
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng. Do đó nó có tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục, đạo đức, lối sống, tư tưởng tình cảm của cộng đồng quốc gia dân tộc. Đạo Phật không nằm ngoài quy luật đó. Xuất thế tới Việt Nam, Phật giáo đã trở thành một đạo nhập thế và có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có chính trị. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đó tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử nhất định, phụ thuộc vào các chính sách của giai cấp cầm quyền.
Lịch sử dân tộc trong giai đoạn Lý – Trần là thời kì phát triển rực rỡ, thời kì”hoàng kim” của đạo Phật đặc biệt là vương triều Lý. Đây cũng là giai đoạn Đại Việt có bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đó về kinh tế, quân sự, chính trị và văn hóa xã hội. Đạo Phật có mối quan hệ gì đối với sự phát triển đó của vương triều Lý? Đây là một vấn đề khoa học đầy lí thú song cũng rất phức tạp đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu một cách nghiêm túc. Trong phạm vi báo cáo này chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu những ảnh hưởng của đạo Phật đối với đường lối nội trị, ngoại giao, tổ chức chính quyền và luật pháp của triều Lý. Kiến giải được những vấn đề nêu trên phần nào lý giải được mối quan hệ giữa tôn giáo nói chung, đạo Phật nói riêng với chính trị. Đồng thời qua đó đánh giá một cách đúng đắn vai trò của đạo Phật đối với sự hưng thịnh của triều Lý và sự phát triển của lịch sử dân tộc.
Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012
Rồng ngự trên các đồ vật cổ
Hàng trăm hiện vật cổ có hình tượng rồng ngự trên bùa đeo, cột đá, chân đèn, cánh cửa, đỉnh, lư, võng... được Bảo tàng Lịch sử quốc gia trưng bày nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012.
Rồng trang trí trên cột đá triều Lý thành Thăng Long thế kỷ 11-13. |
Rồng ngự trên cánh cửa gỗ triều Trần (thế kỷ 13-14), lấy từ chùa Phổ Minh, Tức Mặc (Nam Định). |
Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012
Tết cổ truyền của dân tộc Việt nam
TẾT CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Một năm có bốn mùa và bao giờ mùa xuân cũng là mùa đẹp nhất, mùa mở đầu và Tết là ngày bắt đầu cho một năm mới. Tết là dịp để người ta bày tỏ tình thương yêu nhân loại, sum họp gia đình, thờ phượng tổ tiên và thăm viếng thân nhân. Tết cũng là dịp nghỉ ngơi, chơi đùa, ngẫm lại một năm đã qua, để chuẩn bị cho một năm mới bao điều tốt lành. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng đều biết nguồn gốc của ngày Tết cổ truyền Việt Nam và những mỹ tục với các giá trị truyền thống tốt đẹp. Một mùa xuân đang về trên mọi miền đất nước, nhân dịp này, chúng ta hãy ôn lại một vài nét về lịch sử cũng như những nét mỹ tục cổ truyền của ngày Tết.
Một năm có bốn mùa và bao giờ mùa xuân cũng là mùa đẹp nhất, mùa mở đầu và Tết là ngày bắt đầu cho một năm mới. Tết là dịp để người ta bày tỏ tình thương yêu nhân loại, sum họp gia đình, thờ phượng tổ tiên và thăm viếng thân nhân. Tết cũng là dịp nghỉ ngơi, chơi đùa, ngẫm lại một năm đã qua, để chuẩn bị cho một năm mới bao điều tốt lành. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng đều biết nguồn gốc của ngày Tết cổ truyền Việt Nam và những mỹ tục với các giá trị truyền thống tốt đẹp. Một mùa xuân đang về trên mọi miền đất nước, nhân dịp này, chúng ta hãy ôn lại một vài nét về lịch sử cũng như những nét mỹ tục cổ truyền của ngày Tết.
Tết cổ truyền Việt Nam có từ đâu?
Đến nay, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết dân tộc Việt Nam bắt đầu ăn tết từ khi nào và tại sao lại có ngày Tết. Sách “Việt sử đại toàn” đã ghi lại việc này, theo giới nghiên cứu thì việc ghi chép này cũng chưa mấy cụ thể nhưng qua phân tích ta có thể suy đoán một cách tương đối về thời gian hình thành mỹ tục ăn Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử và truyền thuyết cho thấy, Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất – năm 2879 trước công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết. Bắt đầu có bánh chưng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu - con trai thứ 18 của vua Hùng Vương 6. Có thể nói, nước ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt. Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo - thứ thực phẩm chính nuôi sống con người, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo, nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp được chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.
Thực ra, cho đến nay, nói chính xác dân ta bắt đầu ăn Tết từ khi nào không ai nắm rõ. Lịch sử Trung Hoa viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang - quan nước Tàu sang nước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng: Trước khi người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có văn hóa nền nếp, đặc sắc và có việc tổ chức ăn Tết Nguyên Đán.
Thứ nhất: Vua Hùng không giống các vị hoàng đế Trung Hoa - nhất nhất theo Khổng giáo. Việc truyền ngôi cho con trai thứ 18 đã chứng tỏ sự khác biệt của dân tộc Việt với dân tộc Hoa. Thông thường các hoàng đế truyền lại ngôi cho vị hoàng tử cả nhưng Hùng Vương thứ 6 của nước Văn Lang không theo nguyên tắc đó, ông chọn người kế vị trị vì đất nước thay mình là người hiền đức, bất luận đó là cả hay thứ.
Thứ hai: Lang Liêu là một hoàng tử, đương nhiên phải là người được tiếp thu, thấm nhuần văn hoá dân tộc và tư duy theo cách của đồng bào mình. Theo đó, thấy rằng, dân tộc Việt ta có cách nghĩ thực tế hơn so với người Hoa. Bánh chưng vuông tượng trưng cho đất. Đất ở đây không có nghĩa là trái đất, mà là những mảnh ruộng vuông vắn - nơi người dân trồng cây lúa nước nuôi sống chính mình. Bánh giày tượng trưng cho trời tròn không có nghĩa là bầu trời hình tròn, mà là hệ vòng quay 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông liên tiếp. Người Hoa thường giải thích vạn vật qua những hệ số, bói toán trừu tượng, đôi khi như ma thuật rất xa xôi, khó hình dung.
Đi chợ quê ngày 30 Tết tìm nét xuân xưa
(Dân trí) - Trời vẫn tờ mờ sáng nhưng ngày 30 Tết
(năm nay là ngày 29 tháng Chạp), chợ Đồng Vàng (Phú Xuyên, Hà Nội) đã
náo nhiệt tiếng kẻ bán - người mua. Hàng hóa ở chợ chủ yếu là nông sản,
đào, quất, bưởi, chuối… do bàn tay người nông dân tự làm ra.
Chợ
phiên phiên Đồng Vàng họp cách nhật, chỉ diễn ra vào buổi sáng
nhưng ngày cuối năm này, chợ diễn ra từ tờ mờ sáng đến cuối chiều.
Nhiều người đi chợ mua mía để cạnh ban thờ làm gậy cho người đã khuất về nhà ăn Tết
Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012
Ý nghĩa và nguồn gốc Tết cổ truyền (nguyên đán)
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN DÂN TỘC
Tết của Việt Nam (hay còn gọi đầy đủ là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam được hình thành từ nền văn minh lúa nước và đời sống nông nghiệp của dân tộc Việt. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành.[1] Tết cổ truyền cũng được gọi là "Tết Nguyên đán". Hai chữ "Nguyên đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán". Tết cổ truyền của Việt Nam được người Trung Quốc hiện nay gọi là Xuân tiết (春節) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年), còn tết của Trung Quốc ngày nay lại là Tết dương lịch tức ngày 1 tháng 1 hằng năm.[2]. Nhưng với cộng đồng người Hoa ở Đài Loan, Hồng Kông hay nhiều nước khác, Tết Nguyên Đán vẫn là tết cổ truyền của họ. Điều này cũng phản ánh Tết không phải của người Hoa Bắc và vùng Hoa Nam (Đài Loan, Hồng Kông, Quảng Châu...) vốn là đất Việt xưa.
Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)