Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ TRIỀU LÝ

Đặt vấn đề

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng. Do đó nó có tác động  tới nhiều  lĩnh vực của đời sống xã hội  từ kinh  tế, chính  trị, văn hóa giáo dục, đạo đức,  lối  sống,  tư  tưởng  tình cảm của cộng đồng quốc gia dân  tộc. Đạo Phật không nằm ngoài quy  luật đó. Xuất  thế  tới Việt Nam, Phật giáo đã  trở  thành một đạo nhập  thế và  có  ảnh  hưởng  sâu  sắc  tới mọi mặt  của  đời  sống  xã  hội  trong  đó  có  chính  trị. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đó  tùy  thuộc vào  từng giai đoạn  lịch sử nhất định, phụ  thuộc vào các chính sách của giai cấp cầm quyền.

Lịch sử dân tộc trong giai đoạn Lý – Trần là thời kì phát triển rực rỡ, thời kì”hoàng kim” của đạo Phật đặc biệt là vương triều Lý. Đây cũng là giai đoạn Đại Việt có bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đó về kinh tế, quân sự, chính trị và văn hóa xã hội. Đạo Phật có mối quan hệ gì đối với sự phát triển đó của vương triều Lý? Đây là một vấn đề khoa học đầy lí thú song cũng rất phức tạp đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu một cách nghiêm túc.  Trong phạm vi báo cáo này chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu những ảnh hưởng của đạo Phật đối với đường  lối nội  trị, ngoại giao,  tổ chức chính quyền và  luật pháp của  triều Lý. Kiến giải được những vấn đề nêu trên phần nào lý giải được mối quan hệ giữa tôn giáo nói chung, đạo Phật nói riêng với chính trị. Đồng thời qua đó đánh giá một cách đúng đắn vai trò của đạo Phật đối với sự hưng thịnh của triều Lý và sự phát triển của lịch sử dân tộc.

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Rồng ngự trên các đồ vật cổ

Hàng trăm hiện vật cổ có hình tượng rồng ngự trên bùa đeo, cột đá, chân đèn, cánh cửa, đỉnh, lư, võng... được Bảo tàng Lịch sử quốc gia trưng bày nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012.

Rồng trang trí trên cột đá triều Lý thành Thăng Long thế kỷ 11-13.
Rồng ngự trên cánh cửa gỗ triều Trần (thế kỷ 13-14), lấy từ chùa Phổ Minh, Tức Mặc (Nam Định).

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Tết cổ truyền của dân tộc Việt nam

TẾT CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Một năm có bốn mùa và bao giờ mùa xuân cũng là mùa đẹp nhất, mùa mở đầu và Tết là ngày bắt đầu cho một năm mới. Tết là dịp để người ta bày tỏ tình thương yêu nhân loại, sum họp gia đình, thờ phượng tổ tiên và thăm viếng thân nhân. Tết cũng là dịp nghỉ ngơi, chơi đùa, ngẫm lại một năm đã qua, để chuẩn bị cho một năm mới bao điều tốt lành. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng đều biết nguồn gốc của ngày Tết cổ truyền Việt Nam và những mỹ tục với các giá trị truyền thống tốt đẹp. Một mùa xuân đang về trên mọi miền đất nước, nhân dịp này, chúng ta hãy ôn lại một vài nét về lịch sử cũng như những nét mỹ tục cổ truyền của ngày Tết.




Tết cổ truyền Việt Nam có từ đâu?
Đến nay, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết dân tộc Việt Nam bắt đầu ăn tết từ khi nào và tại sao lại có ngày Tết. Sách “Việt sử đại toàn” đã ghi lại việc này, theo giới nghiên cứu thì việc ghi chép này cũng chưa mấy cụ thể nhưng qua phân tích ta có thể suy đoán một cách tương đối về thời gian hình thành mỹ tục ăn Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử và truyền thuyết cho thấy, Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất – năm 2879 trước công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dư­ơng Vương sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vư­ơng. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết. Bắt đầu có bánh chư­ng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu - con trai thứ 18 của vua Hùng Vư­ơng 6. Có thể nói, nư­ớc ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của ngư­ời Việt. Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nư­ớc, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo - thứ thực phẩm chính nuôi sống con người, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo, nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp đ­ược chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.
Thực ra, cho đến nay, nói chính xác dân ta bắt đầu ăn Tết từ khi nào không ai nắm rõ. Lịch sử Trung Hoa viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang - quan nư­ớc Tàu sang n­ước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng: Trước khi người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có văn hóa nền nếp, đặc sắc và có việc tổ chức ăn Tết Nguyên Đán.
Thứ nhất: Vua Hùng không giống các vị hoàng đế Trung Hoa - nhất nhất theo Khổng giáo. Việc truyền ngôi cho con trai thứ 18 đã chứng tỏ sự khác biệt của dân tộc Việt với dân tộc Hoa. Thông thường các hoàng đế truyền lại ngôi cho vị hoàng tử cả như­ng Hùng V­ương thứ 6 của n­ước Văn Lang không theo nguyên tắc đó, ông chọn ngư­ời kế vị trị vì đất nư­ớc thay mình là ng­ười hiền đức, bất luận đó là cả hay thứ.

Thứ hai: Lang Liêu là một hoàng tử, đư­ơng nhiên phải là ngư­ời đư­ợc tiếp thu, thấm nhuần văn hoá dân tộc và tư­ duy theo cách của đồng bào mình. Theo đó, thấy rằng, dân tộc Việt ta có cách nghĩ thực tế hơn so với ngư­ời Hoa. Bánh chư­ng vuông tư­ợng trư­ng cho đất. Đất ở đây không có nghĩa là trái đất, mà là những mảnh ruộng vuông vắn - nơi người dân trồng cây lúa nư­ớc nuôi sống chính mình. Bánh giày tượng trưng cho trời tròn không có nghĩa là bầu trời hình tròn, mà là hệ vòng quay 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông liên tiếp. Ngư­ời Hoa th­ường giải thích vạn vật qua những hệ số, bói toán trừu t­ượng, đôi khi như­ ma thuật rất xa xôi, khó hình dung.

Đi chợ quê ngày 30 Tết tìm nét xuân xưa

(Dân trí) - Trời vẫn tờ mờ sáng nhưng ngày 30 Tết (năm nay là ngày 29 tháng Chạp), chợ Đồng Vàng (Phú Xuyên, Hà Nội) đã náo nhiệt tiếng kẻ bán - người mua. Hàng hóa ở chợ chủ yếu là nông sản, đào, quất, bưởi, chuối… do bàn tay người nông dân tự làm ra.
Chợ phiên phiên Đồng Vàng họp cách nhật, chỉ diễn ra vào buổi sáng nhưng ngày cuối năm này, chợ diễn ra từ tờ mờ sáng đến cuối chiều.
 
 Nhiều người đi chợ mua mía để cạnh ban thờ làm gậy cho người đã khuất về nhà ăn Tết
 

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Ý nghĩa và nguồn gốc Tết cổ truyền (nguyên đán)

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN DÂN TỘC

Tết của Việt Nam (hay còn gọi đầy đủ là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam được hình thành từ nền văn minh lúa nước và đời sống nông nghiệp của dân tộc Việt. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành.[1] Tết cổ truyền cũng được gọi là "Tết Nguyên đán". Hai chữ "Nguyên đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán". Tết cổ truyền của Việt Nam được người Trung Quốc hiện nay gọi là Xuân tiết (春節) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年), còn tết của Trung Quốc ngày nay lại là Tết dương lịch tức ngày 1 tháng 1 hằng năm.[2]. Nhưng với cộng đồng người Hoa ở Đài Loan, Hồng Kông hay nhiều nước khác, Tết Nguyên Đán vẫn là tết cổ truyền của họ. Điều này cũng phản ánh Tết không phải của người Hoa Bắc và vùng Hoa Nam (Đài Loan, Hồng Kông, Quảng Châu...) vốn là đất Việt xưa.

Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).