Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (20/07/2011)






Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.







Đảo Núi Le thuộc quần đảo Trường Sa


Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

Trung Quốc chẳng liên quan đến các quần đảo của Việt Nam

170 năm trước, quần đảo Hoàng Sa đã được người phương Tây biết đến thuộc về Việt Nam và khi ấy, Trung Quốc còn ở xa tắp và nhà Minh sắp mất vào tay Mãn tộc! Vì thế không hề có chuyện người Trung Hoa hay nước Trung Quốc cai quản hoặc làm chủ Hoàng Sa hay Trường Sa.



Có tài liệu cho thấy người ngoại quốc đã đến Việt Nam trước khi Lê Quý Đôn theo quân Trịnh vào Thuận Hoá. Và họ ghi lại 170 năm trước “Phủ Biên Tạp Lục” sự căn thuộc Việt Nam của quần đảo ta gọi là Hoàng Sa. Khi ấy, Trung Quốc còn ở xa tắp và nhà Minh sắp mất vào tay Mãn tộc!

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Gốm Việt ở Viện Bảo Tàng Anh, Luân Đôn

Posted Image

1.-  Chén có chân

Văn hóa Phùng Nguyên, 3.000 đến 1.500 năm trước Công Nguyên;

Đất nung có trang trí hình kỷ hà;

Bảo Tàng Anh ở Luân Đôn: tặng vật của ông A. W. Franks, OAF 3100.

Posted Image

Bản sắc Việt vẫn đậm đà trên cổ vật

Suốt ngàn năm bị nội  thuộc Trung Quốc, dân tộc Việt không ngừng chống lại sách lược đồng hóa  của bọn phong kiến phương Bắc. Năm 43, nhà Đông Hán cử Phục ba tướng  quân Mã Viện sang Giao Chỉ đàn áp cuộc nổi dậy giành quyền tự chủ của  Hai Bà Trưng.


Chiến thắng, Mã Viện  quyết tâm tiêu diệt văn hóa bản địa. Ra lệnh tịch thu tất cả vật phẩm  của người Việt đúc thành ngựa đồng đem về dâng vua Hán. Đem thợ gốm từ  Trung Quốc qua xây lò sản xuất dụng cụ sinh hoạt, thờ cúng mang dấu ấn  văn hóa Hán tộc tại Tam Thọ (Đông Sơn - Thanh Hóa, phát triển từ thế kỷ  thứ I - thế kỷ thứ IV). Dần dần trên mặt nổi, một hình thái văn hóa, mỹ  thuật “Hoa hóa” chi phối giai cấp quan lại thống trị và giới Nho sĩ bản  xứ phát triển tại trung tâm Đại La.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

Chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa: Tư liệu và sự thật lịch sử

Các tư liệu đương đại của cả Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây thế kỷ XVII đều chép rất cụ thể, rõ ràng và thống nhất về sự hiện diện của đội Hoàng Sa.


Việt Nam có bờ biển dài, với vùng biển rộng. Biển và đảo suốt tiến trình lịch sử luôn luôn giữ vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.


Từ thời kỳ tiền sử cho đến ngày nay, con người ở các vùng nội địa Việt Nam liên tục tiến ra chiếm lĩnh, khai phá, sinh cơ lập nghiệp trên các đảo, quần đảo. Bắt đầu từ các thời Lý - Trần - Lê, Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt. Con đường mở mang bờ cõi xuống phía nam của dân tộc Việt Nam cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Đây chính là cơ sở hết sức quan trọng, một bước chuẩn bị thiết yếu để trong bối cảnh lịch sử mới, các chính quyền Đàng Trong đã thực hiện được kỳ tích tuyệt vời là xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Kinh Dịch là của người Việt

Người Trung Hoa đã có 2000 năm để nói Kinh Dịch là của họ, có hơn vài ngàn tác giả với hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã thành một sự thật hiển nhiên khó ai cãi lại được. Nhưng ngày nay đã có những chứng cứ cho chúng ta thấy rằng nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa, mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch.

Mặc dầu những người bày tỏ quan điểm này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, quả là “mãnh hổ nan địch quần hồ”, nhưng chân lý không phải là dựa vào số đông.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974




Sau khi quân Pháp rút khỏi Đông Dương, theo Hiệp định Genève 1954, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực ngày 19-1-1974. Trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 của Hải quân VNCH là một bằng chứng lịch sử rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH đang thực thi chủ quyền lâu đời của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và việc liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này là một hiển nhiên trong lịch sử.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Thư tịch Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam

Theo chính sử  Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến  thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào  ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần  đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ  quyền của Trung Quốc.

Trong  khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi  lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của  Việt Nam.
Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn "Lịch sử Trung  Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm  1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa  lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau:  "Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc  Trung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử  chính thống "thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám  hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông  Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại  Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập  quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ  III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).

Vì sao biển Đông bị thành biển Trung Hoa?

Nhà nghiên  cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết, các bản đồ cổ của chính những người Trung  Quốc vẽ từ thời xưa đều ghi rõ biển Đông là Giao Chỉ dương, Đông Dương  đại hải hoặc Đông Nam hải.

Từ  đây, một vấn đề khác đặt ra là: biển Đông từ tên gọi Giao Chỉ dương (thế  kỷ XV), vì sao lại bị người phương Tây ghi nhầm là biển Nam Trung Hoa  (hay biển Trung Hoa) như hiện nay? Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu bài  viết tiếp theo của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu để lý giải cho câu hỏi  trên.
Từ thời thượng cổ đến thế kỷ XV, người ta tưởng rằng địa cầu chỉ có  ba châu lục: châu Âu, châu Á và châu Phi. Có lẽ khởi đầu là nhà địa lý  Ptoléméo (người Hy Lạp) đã vẽ ra bản đồ thế giới gồm ba châu lục kéo dài  từ Nam cực đến Bắc cực và từ Đông phương sang Tây phương, chiếm phần  lớn diện tích địa cầu, diện tích đại dương không còn bao nhiêu. Các nhà  địa lý và bản đồ học Tây phương cứ theo mẫu đó mà hoàn thiện dần.